15 điều phải làm trước khi thay đổi WordPress Themes của mình

Nếu bạn đã dùng WordPress chắc hẳn bạn đã thay đổi giao diện (theme) ít nhất một lần. Nếu bạn chưa từng thay đổi giao diện cho trang web WordPress của mình nhưng có ý định thay đổi thì đây là bài viết dành cho bạn. Có rất nhiều lý do để bạn thay đổi giao diện cho trang web của mình như: để thân thiện với công cụ tìm kiếm, để tăng tốc độ tải trang hay đơn giản là vì bạn vừa bắt gặp một giao diện rất ư là bắt mắt. Việc thay đổi WordPress Themes của bạn khá đơn giản, chỉ cần vài cú nhấp chuột và cuối cùng là kích hoạt. Nhưng sự thật là nó không đơn giản như bạn nghĩ. Khi bạn thay đổi WordPress Themes của mình, nhiều thứ sẽ thay đổi theo như kết quả xếp hạng, tốc độ tải trang, các tuỳ chọn, cấu hình …Trong bài viết này tôi sẽ cung cấp  cho các bạn một danh sách 15 điều phải làm trước khi thay đổi WordPress Themes của mình. Những điều tôi chia sẽ rất quan trọng để đảm bảo quy trình diễn ra một cách xuông sẻ, tránh làm mất các thành phần quan trọng – một điều mà bạn không hề mong muốn chút nào.

1. Ghi chú lại giao diện hiện tại của bạn


Nhiều người dùng WordPress thường lướt web để tìm các giải pháp cho các vấn đề của họ trên các diễn đàn, các blog… Thường thì họ tìm thấy các giải pháp là các mã lệnh mà họ có thể thêm vào giao diện một cách thủ công. Bởi vì nhiều lý do như họ không rành về code, họ chỉ thực hiện qua một lần nên họ có xu hướng không nhớ chúng. Hãy duyệt qua các tập tin trong giao diện của bạn và ghi lại các mã bổ sung mà bạn đã thêm vào. Bạn cũng cần phải kiểm tra tốc độ tải trang của mình. Truy cập vào trang Pingdom Tools hoặc dùng YSlow để kiểm tra tất cả các trang khác nhau (Trang chủ và các trang khác).

2. Hãy cẩn thận với Sidebars



Bạn phải chắc chắn rằng giao diện mình cài đặt sẽ hỗ trợ widget. Các Sidebar widget rất dễ sử dụng vì vậy rất nhiều người sử dụng nó để tuỳ biến cho trang web của mình. Bạn có thể thêm rất nhiều tiện ích hay vào sidebar. Qua một thời gian dài sử dụng WordPress tôi nhận thấy rằng sidebar là nơi người dùng tuỳ chỉnh nhiều nhất cho trang web của mình. Nếu bạn đang dùng một giao diện WordPress có hỗ trợ widget nhưng giao diện bạn sẽ cài không hỗ trợ widget thì các widget sẽ bị biến mất. Điều này cũng không có gì to tát vì đa số các giao diện hiện nay đều hỗ trợ widget.  
Ngoài ra nếu bạn thực hiện bất kỳ các thao tác sửa đổi nào trong tập tin sidebar.php của giao diện cũ, nó sẽ được ghi đè. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn thêm các mã đó vào sidebar của theme mới chứ không phải là sidebar của theme cũ.  

3. Đừng để mất lượt xem

Hầu hết tất cả các blogger đều dùng một công cụ phân tích trang web nào đó để thống kê dữ liệu cho trang web của mình, có thể là Google Analytics hay một dịch vụ khác tương tự. Rất nhiều người không dùng plugin để thêm mã theo dõi (tracking code). Một số người mở tập tin footer.php để sửa đổi mã lệnh. Lại có những WordPress Themes được thiết kế để đặt mã quảng cáo adsense. Dù bạn thuộc trường hợp nào thì cũng phải chắc chắn rằng bạn đã thêm mã theo dõi vào sau khi thay đổi giao diện. Đây là điều quan trọng nhưng nhiều người thường bị phớt lờ, bỏ qua.

4. RSS của bạn có làm việc tốt hay không?


Rất nhiều người dùng FeedBurner cho WordPress RSS Feed của họ. Một trong những phần của việc tích hợp FeedBurner vào WordPress là chỉ định nguồn cấp dữ liệu mặc định của bạn cho FeedBurner, theo cách này bạn có thể có các phân tích về người đăng ký nguồn cấp dữ liệu của bạn. Rất nhiều giao diện như Genesis, Standard Theme, và các giao diện khác cho phép bạn kết hợp FeedBurner từ bảng điều chỉnh cài đặt.

Bạn cần phải đảm bảo rằng thông tin mới được hiển thị trực tiếp trên FeedBurner, nếu không sẽ có hai bảng thông tin RSS trên blog của bạn: bảng thông tin chính của WordPress và bảng thông tin của FeedBurner. Ngoại trừ việc bạn sẽ mất thông tin của rất nhiều lượt đăng ký mà bạn đã có bởi vì họ đăng ký sử dụng những  URL không trực tiếp gửi thông tin đến GeedBurner. Điều này không có nghĩa là bạn mất các lượt đăng ký mà là bạn không thể thấy chúng trong phần hiển thị của FeedBurner.

5. Sao lưu dữ liệu


Dữ liệu của bạn sẽ được an toàn nếu bạn tiến hành backup (Sao lưu). Để chắc chắn, bạn nên làm một bản copy riêng biệt của các file, plugin và cơ sở dữ liệu của bạn. Kể cả khi không có chuyện gì xảy ra thì cẩn thận luôn là nguyên tắc số một, bạn không bao giờ có thể quá an toàn khi tạo ra các bạn backup dự phòng. Bạn có thể sử dụng BackupBuddy để tạo ra một bản sao lưu cho toàn bộ trang web của bạn. Hoặc tham khảo 6 Plugin Sao Lưu Dữ Liệu Mất Phí Đỉnh Nhất Trên WordPress để có thêm nhiều lựa chọn. 

6. Chế độ bảo trì

Chắc chắn bạn không muốn làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trong quá trình chuyển đổi, nâng cấp WordPress Themes của mình. Vì thế việc đưa ra một thông báo bảo trì website là rất cần thiết. Tốt nhất là bạn nên bật chế độ bảo trì trong vòng 15 đến 20 phút để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động bình thường. Khi đã bật chế độ bảo trì, bạn có thể an tâm và thoải mái kích hoạt giao diện mới mà không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

 7. Kiểm tra tất cả các tính năng và plugin

Khi bạn kích hoạt giao diện mới, bạn cần phải đảm bảo rằng các tính năng và các plugin vẫn hoạt động tốt. Hãy dùng danh sách các ghi chú đã tạo ở bước 1, bây giờ nó bắt đầu hữu ích rồi đấy. Xem qua danh sách và bắt đầu thêm các tính năng và plugin ở giao diện cũ lên giao diện mới nếu bạn chưa thêm. Thử tất cả các tính năng trong đó nhưng không giới hạn quá trình bình luận, các trang web chỉ có một bài đăng, tìm kiếm, các trang web 404, các trang chứa dữ liệu không dùng đến, các trang liên lạc,v.v… Đảm bảo rằng tất cả các widget vẫn ở đúng vị trí và hoạt động bình thường.

Hãy chắc chắn rằng các plugin vẫn được giữ nguyên định dạng như cũ. Rất nhiều plugin sử dụng phong cách hiện tại của bạn để hiển thị kết quả trên trang. Vì vậy, có thể bạn cũng muốn nó hiển thị một cách dễ nhìn và đồng bộ với giao diện mới.

8. Khả năng tương thích với nhiều trình duyệt

Kiểm tra trang web của bạn trên tất cả các trình duyệt từ FireFox, Chrome cho đến Internet Exploer, Safari, Opera…Mỗi trình duyệt khác nhau có cách thức hiển thị khác nhau do đó bạn phải chắc chắn rằng giao diện mới sẽ được hiển thị một cách ổn định trên tất cả các trình duyệt. Nhiều giao diện rất đẹp nhưng lại hiển thị sai lệch trên các trình duyệt khác nhau. Hiện tại tuy không còn là trình duyệt phổ biến nhất nhưng vẫn còn rất nhiều người sử dụng IE, hãy đảm bảo rằng giao diện của bạn vẫn hiển thị chuẩn xác, ổn định trên IE.

Ngoài ra bạn cũng cần phải chắc chắn rằng giao diện hiện tại của bạn có hỗ trợ công nghệ responsive. Nếu không trang của bạn sẽ gặp không ít rắc đối với những người truy cập bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng đặc biệt là đối với Google.

9. Làm đẹp các biểu tượng của bên thứ 3

Nếu bạn đang sử dụng Google Adsense hoặc các công ty quảng cáo khác, bạn hoàn toàn có thể cá nhân hoá các quảng cáo đặt trên trang web của mình. Ví dụ: WordPress Themes trước đây của bạn có màu cam, thường thì bạn sẽ cho màu của liên kết là màu cam. Nếu WordPress Themes hiện tại của bạn có màu xanh, bạn nên chọn màu cho liên kết của bạn là màu xanh.

Bạn cũng nên làm điều tương tự đối với Twitter widget, nút Facebook share,…điều chỉnh sao cho phù hợp với màu của WordPress Themes hiện tại của bạn. Nếu bạn chuyển từ giao diện có thiết kế màu sáng sang màu tối, hoặc ngược lại, bạn cần phải thực hiện những thao tác điều chỉnh như trên để đảm bảo sự hài hoà, phù hợp cho giao diện hiện tại.

10. Thông báo cho độc giả của bạn biết trước khi thay đổi WordPress Themes

Tắt chế độ bảo trì và viết nhanh một bài sau đó đăng nội dung lên để độc giả của bạn biết trang web của bạn đang trong quá trình thay đổi giao diện. Bạn chỉ có 15-20 phút để kiểm tra, vì vậy chắc chắn bạn sẽ không thể nào phát hiện được hết tất cả các lỗi xảy ra. Bằng cách thông báo cho độc giả của bạn biết, bạn có thể sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những thông báo lỗi. Tôi thường dùng Facebook để nhận các phản hồi, yêu cầu độc giả. Hãy dùng Facebook, Twitter để hỏi độc giả của bạn rằng trang web của bạn hiển thị có đúng trên trình duyệt mà họ đang sử dụng hay không. Nếu họ trả lời CÓ, đó là một tin tốt. Nếu họ trả lời KHÔNG, hãy yêu cầu họ chụp màn hình và gửi cho bạn, bạn sẽ tìm thấy vấn đề và tìm ra giải pháp để khắc phục nó.

Nếu bạn không thể sửa nó, thì hãy yêu cầu một cách tử tế người phát triển giao diện khắc phục nó. Chú ý: trừ khi bạn trả tiền mua giao diện đó, không thì những nhà phát triển không có trách nhiệm phải chữa những vấn đề đó miễn phí.

Mọi người truy cập vào trang web của bạn dùng rất nhiều trình duyệt, rất nhiều thiết bị có độ phân giải màn hình khác nhau vì thế ý kiến của họ rất quan trọng. Đừng quên nhắc nhở người đọc RSS của bạn để họ có thể xem các bài viết chất lượng, mới nhất.

11. Giảm số lượng plugin

Nếu WordPress Themes trước của bạn không có các tính năng như bạn mong muốn, bạn thường cài thêm các plugin. Tuy nhiên nếu WordPress Themes bạn đang sử dụng đã tích hợp sẵn các tính năng mở rộng mà bạn mong muốn thì bạn nên xoá các plugin đó đi để tối ưu hoá tốc độ trang của bạn. Ví dụ: Nếu bạn đang sử dụng một WordPress Themes có tính năng BreadCrumbs, bạn nên xoá plugin BreadCrumbs. Điều này không quá phức tạp, việc bạn cần làm chỉ là xoá bỏ các plugin không cần thiết. Một điều quan trọng bạn cũng nên cần phải lưu ý là đôi khi plugin lại hoạt động hiệu quả hơn các tính năng được tích hợp vào giao diện. Hãy là người dùng thông thái. Ví dụ như nhiều WordPress Themes quảng cáo rằng họ đã tối ưu hoá cho SEO, nhưng tôi chọn sử dụng một plugin mạnh mẽ cho SEO là SEO by Yoast. Hãy lựa chọn cẩn thận và đúng đắn trước khi gỡ bỏ các plugin không cần thiết.

12. Thay đổi từng bước nhỏ

Bạn đang làm việc với một WordPress Themes mới, do đó có nhiều điều rất mới mẻ và lạ lẫm. Việc thay đổi một cách cẩn thận từng bước nhỏ là rất cần thiết. Hãy thay đổi từ các chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo rằng nó hiển thị đúng trên tất cả các trình duyệt web. Sau khi bạn cảm thấy an tâm, bạn có thể tiến hành các thay đổi lớn. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được cấu trúc của trang web khi tạo ra các thay đổi lớn. Thay đổi từng bước nhỏ sẽ giúp bạn phát hiện các lỗi phát sinh không mong muốn để khắc phục kịp thời.

13. Kiểm tra thời gian tải trang

So sánh thời gian tải trang của giao diện mới và giao diện cũ. Nếu thời gian tải trang trên giao diện mới chậm hơn bạn nên tìm cách cải thiện điều đó. Bạn có thể tham khảo 8 Cách Tối Ưu Hóa Tốc Độ Cho WordPress để tăng tốc cho website của chính mình.

14. Theo dõi tỷ lệ người dùng rời đi

Sau khi thay đổi WordPress Themes, bạn nên theo dõi tỷ lệ người rời đi tức là tỷ lệ người không còn theo dõi trang của bạn nữa. Một WordPress Themes tốt, thân thiện hơn những WordPress Themes khác khi nó thu hút được người đọc và khiến học quay lại vào những lần sau.

Nếu tỷ lệ người đọc quay trở lại trang của bạn tăng hơn so với giao diện trước, bạn nên tiếp tục làm việc với giao diện đó. Còn nếu ngược lại bạn nên tìm cách khắc phục. Thêm vào các bài đăng liên quan, các phần mềm giúp thay đổi bài đăng nổi tiếng, hoặc đơn giản là có một hành động tốt hơn đến độc giả của bạn. Hoặc bạn có thể sử dụng push notifcation để cải thiện tỷ lệ quay lại của người dùng.

15. Lắng nghe độc giả và không ngừng cải thiện nội dung

Khi bạn thay đổi giao diện cho trang của mình, sẽ có những người thích những tính năng cụ thể nào đó trên giao diện mới, có người lại không. Lắng nghe và giao tiếp với độc giả của bạn bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát hoặc thông qua Facebook để thăm dò ý kiến. Bạn cần thu thập thông tin và xem xét những điều mà độc giả của bạn muốn thay đổi,cải thiện và sau đó tiến hành thực hiện theo kết quả khảo sát.

Bạn đã có một danh sách các điều phải làm trước khi thay đổi một WordPress Themes chưa? Tôi muốn nghe bạn chia sẻ và góp ý.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.