Hướng dẫn chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org

Thường thì những người mới do họ không biết được sự khác biệt giữa WordPress.comWordPress.org nên họ thường chọn WordPress.com (gói miễn phí) để bắt đầu blog của mình. Nhưng khi đã có kinh nghiệm, hiểu biết về những hạn chế của nó, họ cảm thấy gò bó và có xu hướng chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org để tận dụng tối đa thế mạnh của nền tảng này.

Có rất nhiều lý do để bạn chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org như: bạn muốn cài đặt plugin, themes, kiếm tiền với blog của mình và toàn quyền kiểm soát nó. 

Trong bài viết ngày hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org một cách đơn giản và nhanh chóng. Tôi cũng sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chuyển tất cả nội dung, hình ảnh từ WordPress.com sang WordPress.org mà vẫn giữ được thứ hạng cho trang của bạn. 

Bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy cùng bắt đầu chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org nào!

Các lưu ý trước khi bắt đầu chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org

Bạn cần phải chuẩn bị trước cho mình một tên miền và một web hosting trước khi chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org. Về tên miền tôi khuyên bạn nên dùng tên miền của Namecheap, hosting bạn nên dùng hosting của Hawkhost.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về tên miền, hosting và cách tạo một blog WordPress tại các bài viết:
Cuối cùng bạn cần phải có tài khoản quản trị của WordPress.com để truy cập và di chuyển tất cả các dữ liệu sang WordPress.org.

Bước 1: Trích xuất dữ liệu từ WordPress.com

Đăng nhập vào tài khoản quản trị WordPress.com, sau đó đi đến và nhấp vào WP Admin để mở WordPress.com Dashboard.

Tiếp theo bạn vào Tools » Export.
Nhấp vào Export bạn sẽ đi đến một trang mới. Ở đây bạn có 02 tuỳ chọn: Một là Free, hai là Guided Transfer.

Chọn tuỳ chọn Free và nhấp vào nút Start Export để bắt đầu trích xuất.
Một màn hình mới sẽ xuất hiện và bạn sẽ được hỏi loại dữ liệu nào cần Export. Chọn “All Content” và nhấp vào nút Download Export File.

Một tập tin XML chứa tất cả các bài viết, trang, hình ảnh, nhận xét, tùy chỉnh, danh mục, thẻ, trình đơn điều hướng và các thông tin khác sẽ được download về máy tính của bạn.

Bước 2: Cài đặt WordPress

Bây giờ bạn đã có dữ liệu được trích xuất từ WordPress.com rồi. Bước tiếp theo là cài đặt WordPress lên hosting của bạn. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hãy đọc bài viết này. Rất dễ dàng để cài đặt WordPress lên hosting. 

Nếu bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ web của Hawkhost thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn sẽ chỉ tốn 5 phút để cài đặt WordPress thôi.

Sau khi đã cài đặt WordPress xong, việc tiếp theo bạn cần làm nhập dữ liệu đã được trích xuất ở bước 1 vào trang web mới của bạn.

Bước 3: Nhập dữ liệu vào trang web WordPress tự host của bạn

Để nhập dữ liệu đã trích xuất từ WordPress.com vào trang web mới, bạn cần vào tuỳ chọn Tools » Import trong WordPress.org Dashboard.

Tiếp theo bạn nhấp vào nút Install Now bên dưới mục WordPress. Plugin WordPress Import sẽ được cài đặt và kích hoạt một các tự động. Sau đó bạn nhấp vào liên kết Run Importer để nhập dữ liệu vào trang web của mình.
Bạn sẽ thấy một màn hình Import WordPress. Nhấp nút Browser để duyệt tập tin XML mà bạn đã lưu trữ trên máy tính của mình. (Dung lượng tối đa là 8 MB).

Sau khi bạn nhấp nút Upload file and import để bắt đầu nhập dữ liệu, bạn sẽ thấy tuỳ chọn Assign Authors (gán tác giả)

Có 02 tuỳ chọn: tạo một người dùng mới hoặc chọn người dùng cũ. Bạn tích chọn vào Download and import file attachments để nhập các tập tin đính kèm như hình ảnh chẳng hạn. Nhấn nút Submit để bắt đầu quá trình nhập dữ liệu.

Bạn chờ vài phút để hoàn tất quá trình nhập dữ liệu. Thời gian chờ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào dữ liệu của bạn có dung lượng lớn hay nhỏ. Bạn sẽ nhận được thông báo All done. Have fun! sau khi quá trình nhập liệu hoàn tất.

Bước 4: Nhập các liên kết Blogroll


Blogroll ( thường được viết là Blog-roll) là một danh sách các liên kết đến các Blog khác được các Blogger yêu thích. Một danh sách Blog thường nằm trong Sidebar của Blog. Một vài Blogger thường phân chia Blogroll ra các loại khác nhau. Các danh sách Blog có thể được cập nhật bất cứ lúc nào dựa trên sở thích cá nhân của mỗi Blogger.

Nếu bạn dùng tính năng Links trên blog WordPress.com của mình để xây dựng danh sách các blog mà bạn liên kết đến hoặc chèn liên kết trong các bài viết thì bạn cần phải trích xuất các liên kết này.

Các liên kết được trích xuất ra định dạng OPML. Nó cũng là một định dạng XML cho phép bạn nhập và xuất các liên kết. Các liên kết trên blog WordPress.com có một tập tin OPML đặt tại địa chỉ: http://thanh1986t.wordpress.com/wp-links-opml.php.

Thay thế thanh196t bằng tên miền con của bạn. Nếu bạn dùng một tên miền tuỳ chỉnh cho blog WordPress.com, bạn có thể truy cập tập tin OPML qua địa chỉ:

http://www.ten_mien_tuy_chinh_cua_ban.com/wp-links-opml.php.
Tập tin OPML của bạn sẽ được mở trong cửa sổ trình duyệt. Bạn cần lưu nó trên bất cứ nơi đâu mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên máy tính của mình. Tôi thường lưu trên màn hình Desktop. Nhấn Ctrl + S để lưu.

Đến đây bạn đã sao lưu danh sách liên kết trên trang WordPress.com của mình. Bước tiếp theo bạn cần làm là nhập chúng vào trang web WordPress.org của mình.

Đầu tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Link Manager. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ có thêm một menu Links trong WordPress Dashboard.

Bây giờ bạn có thể quản lý các liên kết và nhập chúng vào WordPress.org một cách an toàn. Bạn vào Tools » Import và nhấp vào liên kết Install Now dưới Blogroll để cài đặt OPML Importer.

Sau khi cài đặt, bạn sẽ được chuyển đến màn hình nhập tập tin OPML. Bạn nhập đường dẫn OPML, hoặc duyệt tập tin OMPL đã lưu trên máy tính và nhấp nút Import OPML File để nhập.


WordPress sẽ tiến hành nhập các liên kết từ tập tin OPML. Bạn sẽ nhìn thấy tiến trình nhập liên kết và thông báo thành công.

Bước 5: Đặt blog WordPress.com của bạn ở chế độ riêng tư

Bước cuối cùng trong việc chuyển blog WordPress.com sang WordPress.org của bạn là đặt blog WordPress.com ở chế độ riêng tư. Vì sao bạn phải thực hiện thao tác này? Bạn thực hiện bước này vì không muốn chuyển hướng người dùng cũ sang trang web mới của mình. Bạn vào trang Setting » Reading và kích chọn mục “I would like my blog to be private, visible only to users I choose”.

Chú ý: Nếu bạn đã viết bài trên blog WordPress.com một thời gian và có được những độc giả trung thành thì không có lý do gì để bạn “bỏ rơi” họ. Hơn nữa nếu trang của bạn đã xuất bản được một thời gian thì nó đã được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Bạn nên giữ lại thứ hạng cho trang web WordPress.com của mình và làm sao cho độc giả cũ có thể dễ dàng tìm thấy blog mới của bạn.

Bước 6: Chuyển hướng truy cập và bảo lưu thứ hạng SEO

Sau khi chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org làm thế nào để chuyển hướng độc giả đến trang web mới và giữa nguyên thứ hạng SEO vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vì không có quyền truy cập vào .htaccess trên WordPress.com nên bạn không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào để giữ thứ hạng SEO của mình. Tuy nhiên WordPress.com có cung cấp một dịch vụ có trả phí Site Redirect để giải quyết vấn đề này.

Bạn vào bảng điều khiển của WordPress.com sau đó nhấp vào biểu tượng Domains. Bạn sẽ thấy nâng cấp Site Redirect. Vào thời điểm tôi viết bài viết này nó có giá 13 đô la. Nâng cấp này sẽ cung cấp chuyển hướng 301, cho phép độc giả cũ và các công cụ tìm kiếm tự động chuyển hướng đến trang web mới của bạn.

Vậy bạn nên duy trì chuyển hướng 301 trong bao lâu? Câu trả lời là tuỳ ý bạn. Tuy nhiên cá nhân tôi nghĩ thời gian 1 năm là đủ để người dùng nhớ tên miền trang web mới của bạn.

Nếu bạn đang thay đổi tên miền thì điều bạn muốn làm là cập nhật tất cả các URL chèn trong các bài viết. Việc bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin Velvet Blues Update URLs. Sau khi kích hoạt bạn vào trang Tools » Update URLs để cấu hình plugin.

Tại đây, các bạn hãy nhập tên miền cũ và mới vào hai ô tương ứng. Tiếp đến là tích vào hết các tùy chọn bên dưới rồi click Update URLs NOW để bắt đầu cập nhật lại toàn bộ URL cũ trên blog thành URL mới.

TỔNG KẾT

WordPress.com gói miễn phí không cung cấp cho chúng ta giải pháp chuyển hướng và giữ thứ hạng SEO khi người dùng chuyển từ WordPress.com sang WordPress.org. 

Tuy nhiên nếu blog của bạn trên WordPress.com có nhiều bài viết chất lượng, có một lượng lớn độc giả, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm thì tôi khuyên bạn nên bỏ ra số tiền 13 đô là để sử dụng tính năng Site Redirect của WordPress.com. Sau khi độc giả đã quen thuộc với trang mới của bạn thì bạn nên ngừng sử dụng Site Redirect để tiết kiệm chi phí.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về việc chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org.

Nếu bạn thấy bài viết Hướng dẫn chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org này hữu ích đừng quên Like và Share!

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!


Hướng dẫn chuyển blog từ WordPress.com sang WordPress.org

Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.