March 2018
















Ngay sau khi blog/website của bạn được xuất bản trên internet để mọi người có thể truy cập, chắc chắn bạn cũng cần phải không ngừng cải tiến, cập nhật, cài đặt thử nghiệm mới các plugin, themes. Việc cập nhật, cài đặt trực tiếp trên blog/website luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xung đột và phát sinh lỗi như chết trang gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, thứ hạng SEO nhất là khi website của bạn có lưu lượng truy cập lớn. Vậy làm thế nào để cập nhật, chỉnh sửa website một cách an toàn. Câu trả lời đó là bạn nên tạo một staging site! Vậy staging site là gì và làm thế nào để cài đặt nó? Trong bài viết này tôi và bạn sẽ cùng tìm hiểu chi tiết cách tạo môi trường staging cho website WordPress của mình!

Thường thì những người mới hay mơ hồ giữa hai kiểu nội dung trong WordPress là Post và Page. Nếu bạn là người mới và bạn không hiểu sự khác nhau giữa Post và Page, khi nào thì dùng Post và khi nào thì dùng Page? Tại sao tôi phải cần cả hai kiểu nội dung này khi mà chúng có vẻ giống nhau?  Tôi đã từng mơ hồ như thế và đây là chuyện bình thường đối với những người mới. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích sự khác nhau giữa Post và Page để giúp bạn có thể phân biệt từng kiểu nội dung và cách dùng chúng một cách thích hợp.

Trong các bài viết trước, tôi đã chia sẽ kiến thức tổng quan về nền tảng WordPress. Bạn đã biết cách xuất bản bài viết, trang, xây dựng liên kết, dùng thẻ và chuyên mục để phân loại nội dung cho bài viết của mình…Trong bài viết này, tôi tập trung chủ yếu vào giao diện và định dạng trên blog của bạn – Thứ mà người đọc có thể nhìn thấy sau khi bạn xuất bản nội dung. Và tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm kiếm và cài đặt WordPress Themes cho blog/website của mình.

Sức mạnh thật sự của WordPress đến từ các trình cắm mở rộng (plugin). Nếu WordPress là một thế giới đầy thú vị và niềm vui thì tôi cho rằng một nữa niềm vui đến từ các plugin. Bạn có thể tha hồ lựa chọn hàng ngàn WordPress plugin chính chủ để vọc vạch, tìm hiểu. Plugin giúp bạn mở rộng các tính năng cho WordPress một cách không giới hạn. WordPress không phải là CMS hoàn hảo nhưng với các plugin nó trở thành một CMS mạnh mẽ và tốt nhất.


Bằng cách thêm hình ảnh vào bài viết hoặc trang có thể làm cho nội dung của bạn thêm sinh động, có chiều sâu và cuốn hút. Có những nội dung không thể diễn đạt bằng văn bản thuần tuý mà phải dùng đến hình ảnh mới có thể gây ấn tượng đối với người đọc. Thông qua hình ảnh trực quan bạn có thể  tạo sự chú ý đến nội dung của bạn và cải thiện việc truyền thông điệp đến độc giả của mình.

















Nếu bạn đã viết blog trong một thời gian chắn hẳn bạn cũng đã biết rằng tốt độ tải trang là một trong những yếu tố được các công cụ tìm kiếm ưu ái. Tốc độ tải trang có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng, nó quyết định xem người dùng sẽ ở lại hay rời đi khi ghé thăm trang của bạn. Các nghiên cứu cho thấy 40% người dùng sẽ rời đi nếu thời gian tải trang của bạn lớn hơn 3 giây. Với xu thế hiện nay, người dùng không chỉ truy cập vào website của bạn bằng máy tính để bàn mà còn bằng các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh nữa. Một trong những cách để tạo trang web nhẹ và tải nhanh đó là cài đặt AMP cho website WordPress của bạn. Vậy AMP là gì? Và bạn có muốn cài đặt AMP tăng trải nghiệm cho người dùng và cải thiện lưu lượng truy cập? Trong bài viết này tôi sẽ chia sẽ cách cài đặt AMP cho website WordPress của bạn.

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.