May 2017



Hằng ngày bạn thường lướt Facebook để kết nối với bạn bè, để cập nhật tin tức, khi thấy những bài viết hay, hình ảnh đẹp bạn thường nhấn nút Like. Nhưng bạn có biết rằng mình có thể kiếm tiền bằng hinh thức "like dạo" trên Facebook?
Hằng ngày bạn thường vào Youtube để xem phim, nghe nhạc, xem hài, tin tức...khi thấy những kênh hay bạn liền đăng ký, khi thấy video hay bạn thường nhấn nút Like. Nhưng bạn có biết rằng mình có thể kiếm được tiền từ việc "like dạo" trên Youtube?
Kiếm tiền trên mạng là một việc làm không mấy dễ dàng. Bạn cần phải có rất nhiều kỹ năng. Nhưng với hình thức kiếm tiền này bạn chỉ đơn giản là like facebook, twitter, google+ và youtube. Hình thức kiếm tiền đơn giản mà tôi muốn giới thiệu với các bạn đó chính là Fanslave. Trong bài viết này tôi sẽ Hướng dẫn chi tiết cách kiếm tiền với Fanslave.

Vậy Fanslave là gì và làm thế nào để kiếm tiền với nó?

Fanslave là một trang web, nơi mà ở đó bạn sẽ nhận được tiền nếu nhấp vào nút Like của Facebook, nút Google+1, nút Follow trên Twitter, xem video và click vào quảng cáo trên youtube. Ngưỡng thanh toán tối thiểu là 15 euro, nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn bạn sẽ nhận được tiền một cách nhanh chóng. Không dừng lại ở đó, với Fanslave, bạn sẽ có thể kiếm thêm 15% nếu bạn giới thiệu cho người khác bằng liên, banner tiếp thị của mình.
Nghe rất hấp dẫn đúng không? Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký một tài khoản miễn phí để kiếm tiền với fanslave. Nhấp vào banner phía dưới để đăng ký.
get-fans-468x60

Hướng dẫn Đăng ký tài khoảng fanslave

Nhấp vào CREATE AN ACCOUNT để bắt đầu tạo tài khoản mới.
Đăng ký Fanslave
Một bảng đăng ký sẽ xuất hiện.
NAME: (*) Tên của bạn.
USERNAME: (*) nickname của bạn.
PASSWORD:(*) Mật khẩu.
CONFIRM PASSWORD: (*) Xác nhận mật khẩu
EMAIL: (*) Địa chỉ email.
CONFIRM EMAIL ADDRESS: (*) Xác nhận Email
Sau khi điền đầy đủ thông tin vào Form đăng ký, bạn nhấn nút CREATE AN ACCOUNT để bắt đầu tạo tài khoản.
Một thông báo đăng ký thành công sẽ hiện ra, bạn vào địa chỉ email của mình để kích hoạt tài khoản.
Chúc mừng bạn đã đăng ký thành công tài khoản để kiếm tiền với fanslave.
Việc đầu tiên bạn phải làm là liên kết tài khoản Facebook của mình với tài khoản fanslave bằng cách vào menu ACCOUNT --> Bạn sẽ thấy nút Connect to facebook, nhấp vào, đăng nhập và chờ ít phút sẽ có thông báo kết nối thành công. Bạn làm tương tự với tài khoản twitter, google+, youtube để gia tăng cơ hội xem quảng cáo và kiếm tiền.

Liên kết tài khoản

Sau khi đã kết nối với các tài khoản của mình, bạn vào menu EARN -->Promotions. Các quảng cáo sẽ hiện ra và bạn click vào đó để like, xem video và kiếm tiền.
Đừng quá thất vọng nếu bạn chỉ nhìn thấy 4 đến 5 quảng cáo. Khi bạn nhấp vào nút Like các quảng cáo khác sẽ xuất hiện. Tuy nhiên fanslave giới hạn số lượng quảng cáo trong vòng 24 giờ.
Cũng đừng quá thất vọng nếu số credit bạn nhận được quá thấp. Giá trị này sẽ được tăng lên tuỳ theo giá trị Fanrank của bạn.
Khi bạn đã nhấp vào tất cả các nút Like, hãy refesh lại trang web để cập nhập số credits
Quy trình cũng thuận lợi tương tự với twitter, google+, youtube.
Ở phía bên phải, dưới ACCOUT BALANCE bạn sẽ nhìn thấy Fanrank. Fanrank là một thước đo cho số người theo dõi, hâm mộ. Lúc đầu, khi bạn mới đăng ký có có giá trị là 1. Nhưng giá trị của nó sẽ tăng lên nhanh chóng bởi các yếu tố như: Xác minh tài khoản Facebook, số lượng bạn bè trong danh sách của bạn, số lượng like mà bạn đã nhấp. Khi Fanrank của bạn có giá trị cao, bạn sẽ được nhiều nhà tài trợ quan tâm. Và do đó bạn sẽ được thấy nhiều quảng cáo hơn, giá trị mỗi lượt nhấp vào nút like cũng tăng theo.  

Thủ thuật để kiếm được nhiều hơn với fanslave

Fanslave cung cấp quảng cáo cho 5 loại ngôn ngữ. Bạn nhấp vào từng loại ngôn ngữ để tìm nhiều quảng cáo hơn.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách kiếm tiền đơn giản và hiệu quả với fanslave. Bạn hãy đăng ký cho mình một tài khoản và cùng kiếm tiền với tôi nhé.
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên like và share. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.


Bạn muốn tạo một website nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Tạo website có vẻ như là một điều gì đó to tát, đáng sợ nhất là khi bạn không am hiểu nhiều về công nghệ, chưa từng học qua lớp lập trình website nào. Nhưng đừng lo lắng, bạn không cô độc. Tôi ở đây để hướng dẫn chi tiết cho bạn cách tạo một website bằng WordPress. Sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hét lên: Tạo một website đơn giản quá. Đúng vậy quá đơn giản chứ không phức tạp như bạn nghĩ. Nếu bạn là người mới, đây là bài viết dành cho bạn.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn:
  • Cách tìm và đăng ký một tên miền
  • Chọn dịch vụ lưu trữ website tốt nhất
  • Cách cài đặt WordPress
  • Cài đặt giao diện cho website của bạn
  • Cách tạo các trang trong WordPress
  • Cài đặt các plugin cho WordPress
  • Các nguồn tài nguyên và hỗ trợ WordPress
  • Xây dựng trang web có nhiều tính năng cao cấp hơn nữa
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trước khi bắt đầu tạo một website mới:

 Để tạo một website bạn cần những gì?

  • Một tên miền - Đây là tên của trang web của bạn ví dụ như: google.com, facebook.com, youtube.com...
  • Một WordPress hosting - Nơi lưu trữ trang web của bạn.
  • Một giao diện WordPress và các plugin cần thiết.
  • 45 đến 60 phút tập trung cao độ. 

Phải mất chi phí bao nhiêu để tạo một trang web WordPress?

Câu trả lời phụ thuộc vào loại website mà bạn muốn xây dựng là blog cá nhân, hay trang web bán hàng. Bạn sẽ phải trả khoảng 100 đô la cho một trang web bán hàng chuyên nghiệp. Nếu bạn là người mới tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng một trang web nhỏ, sau khi công việc kinh doanh phát triển, mới mở rộng thêm nhiều tính năng hơn. Với cách đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá và hạn chế những rủi ro tiềm tàng, tránh việc vung tay quá trán. Tôi đã có một bài viết Chi phí xây dựng một website WordPress là bao nhiêu? Bạn hãy tham khảo bài viết trên để biết chính xác chi phí cần thiết để tạo một website.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo website với chi phí thấp hơn 100 đô la và tôi cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách thêm những tính năng mới cho website của mình trong tương lai.

Nên chọn nền tảng nào để xây dựng Website?

Có rất nhiều nền tảng giúp bạn xây dựng một website như Nuke, Joomla, WordPress...Lời khuyên của tôi là bạn nên dùng WordPress để xây dựng trang web của mình. Còn vì sao ư? Vì nó miễn phí, phổ biến, thân thiện, dễ dùng, cộng đồng sử dụng lớn...và còn rất nhiều lợi ích khác bạn có thể tham khảo bài viết WordPress là gì và tại sao chúng ta lại sử dụng WordPress?

Tôi tin là nếu bạn đọc hết bài viết này và làm theo từng bước, bạn sẽ vận dụng được tối đa hiệu quả của nó. Bài viết này tôi hướng dẫn rất chi tiết từng bước quá trình tạo một website. Chỉ cần làm theo các bước bạn sẽ có một website chuyên nghiệp. Nếu bạn cần sự hỗ trợ, hãy liên lạc với tôi, tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn miễn phí cho bạn.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nhé.

Bước 1. Cài đặt

Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà người mới bắt đầu thường gặp phải là chọn sai nền tảng tạo website. Rất may, bạn ở đây và đọc bài viết này vì thế bạn sẽ không phạm phải sai lầm đó.
Đối với hầu hết người dùng, wordpress.org là lựa chọn, là giải pháp hoàn hảo cho việc tạo một website. Nó bao gồm hàng ngàn giao diện (themes) và phần mở rộng (plugin) cho phép bạn tạo ra bất cứ trang website nào trong trí tưởng tượng của bạn.
WordPress miễn phí cho tất cả mọi người tải về và sử dụng nó để xây dựng website.
Nếu WordPress miễn phí vậy chi phí đến từ đâu?
WordPress miễn phí vì thế chi phí đến từ tên miền (domain) và dịch vụ lưu trữ website (hosting).
Tên miền là địa chỉ trang của bạn trên internet. Là cái mà người dùng sẽ gõ vào trình duyệt khi truy cập vào trang của bạn. Ví dụ dễ hiểu nhất là tên miền nó như số nhà của bạn vậy. Một tên miền rẻ nhất có giá từ 10,69$/năm (tên miền của Namecheap).
Tiếp đó bạn sẽ cần một hosting để lưu trữ trang web của mình. Tất cả các trang web trên internet đều cần một hosting. Nếu tên miền là số nhà thì hosting là ngôi nhà của bạn. Hosting của Hawkhost có giá 2,99$/tháng. Đây là hosting mà tôi đang dùng, khi bạn mua hosting tại đây bạn sẽ được tích hợp tên miền.
HawkHost từ lâu đã là một nhà cung cấp hosting nổi tiếng với chất lượng rất tốt, với việc mở rộng thêm 2 máy chủ tại SingaporeHong Kong thì HawkHost càng được người dùng tại khu vực Châu Á (trong đó có Việt Nam) đánh giá cao hơn nữa.
Bạn hãy tham khảo bài viết Đánh giá Hawkhost, dịch vụ lưu trữ tốc độ cao giá cả phải chăng  để tìm hiểu thêm về Hawkhost cũng như cách đăng ký.

Bước 2. Cài đặt WordPress trên Hawkhost

Khi đăng nhập vào bảng điều khiển, bạn sẽ nhìn thấy hàng tá các biểu tượng với những chức năng khác nhau. Bạn sẽ không bao giờ sử dụng đến 90% các tính năng mà Hawkhost cung cấp đâu. Tốt nhất là nên tập trung vào những tính năng quan trọng, cơ bản còn các thứ khác nên phớt lờ cho khỏi lăn tăn. Khi nào có thời gian thì tìm hiểu thêm.
Lăn xuống tới mục SOFTACULOUS APPS INSTALLER và nhấp vào biểu tượng WordPress để tiến hành cài đặt.
Một màn hình cài đặt nhanh WordPress sẽ xuất hiện. Bạn kích vào Install để cài đặt WordPress lên hosting. 

Ở màn hình tiếp theo, trong mục Software Setup bạn sẽ được hỏi giao thức (Choose Protocal), tên miền (Choose Domain) để cài đặt WordPress. Hãy chọn tên miền từ danh sách sổ xuống. Indirectory bạn chọn thư mục để cài đặt WordPress. 
Trong phần Site Seting bạn đặt tên cho website của mình (Sitename), mô tả trang web của mình (Site Description), trang web của bạn có chức năng Multisite hay không?
Ở phần Admin Account, bạn điền thông tin của tài khoản quản trị. Admin Username: Tên Admin; Admin Password: mật khẩu của Admin; Admin Email: Thư điện tử của Admin. 
Trong phần Select Language và Select plugin: Chọn ngôn ngữ từ danh sách sổ xuống. Tôi thường chọn Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Select plugin: Bạn chọn hoặc bỏ trống tuỳ chọn cài đặt plugin Limit Login Attempts

Trong phần Advanced (Tuỳ chọn mở rộng):
  • Database name: Đặt tên cơ sở dữ liệu của bạn.
  • Table Prefix: Phần đầu của cơ sở dữ liệu ví dụ như wpk5_myblog.
  • Disable Update Notification: Vô hiệu hoá thông báo cập nhập. 
  • Auto Upgrate: Tự động cập nhật khi có phiên bản WordPress mới.
  • Auto Upgrate WordPress Plugin: Tự động cập nhật phần mở rộng cho WordPress.
  • Auto Upgrate WordPress Themes: Tự động cập nhật giao diện cho WordPress.
  • Backup Location: Nơi sao lưu dữ liệu.
  • Automated Backup: Tự động sao lưu dữ liệu.
  • Backup Rotation: Chu kỳ sao lưu. Nếu như bạn chọn 4, tới lần thứ 5 dữ liệu cũ sẽ bị xoá.
Trong phần Select Themes: Chọn giao diện bạn muốn cài đặt cho trang web của mình. Phần này không quan trọng, vì chúng ta có thể cài đặt giao diện sau cũng được.
Sau đó nhấp vào Install để cài đặt.
Việc của bạn chỉ là ngồi chờ và nhận thông báo cài đặt thành công thôi.

Xin chúc mừng, bạn vừa tạo xong một trang web WordPress đầu tiên cho mình.
Bây giờ việc bạn cần làm là đi đến trang đăng nhập WordPress của mình. Địa chỉ trang đăng nhập của bạn có dạng: http://www.ten_mien_cua_ban.com/wp-admin
Thật đơn giản đúng không? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu cách cài đặt giao diện cho trang web của bạn và tuỳ biến nó theo ý thích của mình.

Bước 3. Lựa chọn giao diện cho trang web của bạn

Giao diện WordPress sẽ giúp bạn thao tác một cách trực quan trên trang web của mình. Các giao diện WordPress được thiết kế một cách chuyên nghiệp để bạn có thể cài đặt và thay đổi cách hiển thị trên trang web của mình. Theo mặc định mỗi trang web WordPress sẽ đi kèm với một giao diện. WordPress cung cấp cho bạn các giao diện miễn phí. Khi bạn truy cập vào trang web của bạn nó sẽ có dạng như sau:
Giao diện miễn phí kèm theo của WordPress đôi khi không hấp dẫn được người dùng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì bạn có thể lựa chọn hàng ngàn chủ đề miễn phí và trả phí để cài đặt cho trang web của mình.
Bạn có thể thay đổi giao diện của mình từ bảng điều khiển (Dashboard). Tìm đến Appearance »Themes và sau đó nhấn nút Add New để cài đặt mới giao diện cho trang web của bạn.


Ở màn hình tiếp theo, bạn có thể tìm kiếm cho mình một giao diện ưng ý từ 4.492 giao diện được cung cấp chính chủ bởi WordPress.org. Bạn có thể sắp xếp chúng theo các hình thức như phổ biến, mới nhất, nổi bật và các tính năng khác...
Nếu bạn đã biết tên của giao diện WordPress mình muốn cài đặt cho trang web của mình, bạn có thể tìm nó bằng cách nhập tên nó vào khung tìm kiếm và nhấn Enter. WordPress sẽ cho bạn thấy giao diện bạn cần trong kết quả tìm kiếm.Việc bạn cần làm chỉ là di chuyển chuột đến giao diên đó và nhấn nút Install để cài đặt. 
Khi bạn đã cài đặt xong giao diện cho trang web của mình, bạn có thể tuỳ biến nó bằng cách nhấp vào nút Customize trên menu Appearance. Thao tác này sẽ khởi chạy trình chỉnh sửa giao diện, ở đây bạn có thể thay đổi giao diện và nhìn thấy kết quả trực tiếp bằng chế độ xem trước (Preview).
Bạn không cần phải hoàn thành tất cả các cài đặt ngay tức thì cho trang web của bạn. Bạn có thể hiệu chỉnh nó sau khi xuất bản nội dung cũng chưa muộn.
Hãy xem cách thêm nội dung vào trang của bạn dưới đây

4. Thêm nội dung vào trang web của bạn

WordPress cung cấp cho chúng ta hai kiểu nội dung mặc định là posts (bài viết) và pages (trang). Post là một phần của blog, website hiển thị theo thời gian đảo ngược (bài mới hiển thị đầu tiên). Pages là nội dung tĩnh dùng cho các nội dung ít có sự thay đổi như trang Giới thiệu, Liên hệ, Chính sách bảo mật...
Theo mặc định WordPress sẽ đăng các bài viết của bạn lên trang chủ. Bạn có thể thay đổi trang chủ một cách dễ dàng trong WordPress.
Bạn có thể dễ dàng tạo ra một trang riêng cho blog hoặc hiển thị tin tức. Thậm chí bạn có thể tạo một website mà không cần bất cứ mục nào. Chúng ta hãy thêm một số bài viết vào trang web để xem cách chúng hiển thị như thế nào để chỉnh sửa cách chúng hiển thị theo ý muốn của chúng ta.
Hãy bắt đầu bằng cách thêm một vài trang vào website của bạn. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ nội dung để tạo ra các trang, hãy cứ làm đi vì bạn sẽ dễ dàng chỉnh sửa và cập nhật chúng. Cách tốt nhất là hãy tham khảo các trang giới thiệu, liên hệ ở của các blogger nổi tiếng và bắt chước làm theo.
Trong giao diện Dashboard, trỏ đến Pages » Add New page. Thao tác này sẽ đưa bạn đến cửa sổ trình soạn thảo trang như hình:
Việc đầu tiên bạn cần phải làm là đặt tên cho trang của bạn. Ví dụ như Home (Trang chủ). Sau đó bạn có thể thêm nội dung trong trình soạn thảo văn bản phía dưới. Bạn có thể thêm văn bản, hình ảnh, liên kết, âm thanh, nhúng video. 
Sau khi thêm nội dung xong, bạn hãy nhấn nút Publish (Xuất bản) để hiện thị nó lên trang web của mình.
 Bạn tạo các trang khác với cách làm tương tự, hãy thêm các trang như About (Giới thiệu), Contact (Liên hệ), Blog (Để hiển thị các bài viết)..
Bây giờ hãy thêm một vài bài viết để xem nó hiển thị trên trang của bạn như thế nào ?
 Trong khu vực quản trị (Dashboard), bạn hãy di chuyển chuột đến Posts » Add New để thêm bài viết mới.
Bạn sẽ thấy một màn hình giống như lúc bạn thêm trang trước đó.Bạn thêm tiêu đề cho bài viết, sau đó thêm nội dung trong trình soạn thảo trực quan của WordPress. Bạn sẽ bắt gặp một số tuỳ chọn bổ sung như định dạng bài viết, danh mục, thẻ..Nhấp vào nút Save Draft để lưu nháp, nhấp nút Publish để xuất bản bài viết của bạn. Để tìm hiểu chi tiết cách thêm bài viết vào trang web, hãy vui lòng đọc bài viết Làm thế nào để thêm một bài viết mới trong WordPress?

Bước 5: Tuỳ chỉnh trang web của bạn

Bạn vừa tạo ra nội dung cho trang web của mình, hãy tuỳ chỉnh để nó nhìn đẹp, phù hợp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập Static Front Page (Trang chủ tĩnh).
Trong khu vực quản trị WordPress (Dashboard) bạn vào trang Setting » Reading. Dưới tuỳ chọn Front page display (hiển thị trang trước), nhấp vào A static page (select below) và chọn trang bạn đã tạo trước đó cho trang chủ và trang blog của mình. 
Đừng quên nhấp vào nút "Save Changes" ở phía dưới để lưu lại sự thay đổi của bạn. Lúc này WordPress sẽ dùng trang Home để làm trang chủ và trang Blog để hiển thị các bài đăng blog của bạn. 

Thay đổi tiêu đề trang và dòng tiêu đề

Trong quá trình cài đặt, nếu bạn không chọn tiêu đề cho trang web của mình, WordPress sẽ tự đặt tiêu đề cho trang của bạn với nội dung là "Just another WordPress site". 
Bạn có thể thay đổi tiêu đề trang (Site Titles) và khẩu hiệu (Tagline) bất cứ lúc nào bằng cách vào trang Setting » General 
 Tiêu đề trang của bạn là tên trang web của bạn ví dụ như thanh1986t.com. Khẩu hiệu thường là câu dùng để mô tả cho tiêu đề, ví dụ như chia sẽ và kết nối, bạn cũng có thể để trống nếu bạn chưa nghĩ ra khẩu hiệu hoặc đơn giản là không muốn.
Đừng quên nhấn nút Save Changes để lưu lại thay đổi.

Thiết lập Cài đặt nhận xét

WordPress đi kèm với một hệ thống nhận xét được tích hợp để độc giả của bạn có thể để lại nhận xét, đánh giá, góp ý đối với bài viết của bạn. Điều này rất hữu ích vì nó là cầu nối giữa bạn và người dùng. Nhưng nó cũng gây không ít phiền toái nếu bạn gặp phải những người chuyên spam bình luận. 
Để giải quyết vấn đề này bạn cần kích hoạt tính năng kiểm duyệt bình luận trên trang web của mình. 
Truy cập vào trang Setting » Discussions và cuộn xuống phần "
Before a comment appears". Kích vào Checkbox tuỳ chọn "Comment must be manually approved" để phê duyệt các bình luận một cách thủ công. 

 Đừng quên nhấp vào nút Save Changes để lưu lại cài đặt.

Tạo menu điều hướng


Nào bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu cách thêm một menu điều hướng vào trang web của bạn.
Việc đầu tiên bạn cần làm là vào trang Appearance » Menu. Nhập tên cho menu và nhấp vào Create Menu để tạo một menu mới. 
WordPress sẽ tạo cho bạn một menu. Nhưng lúc này nó vẫn trống trơn. Việc tiếp theo bạn cần làm là thêm các trang, chuyên mục, liên kết, bài viết vào menu và nhấn nút Add to Menu.
Bạn sẽ thấy các thành phần hiển thị trên menu của bạn. Bạn có thể di chuyển chúng lên xuống, thay đổi vị trí theo ý muốn của mình.


Bây giờ bạn cần chọn nơi hiển thị các menu. Vị trí này phụ thuộc vào giao diện mà bạn đang sử dụng. Thường thì các giao diện WordPress đều có một menu ở phía trên đầu của trang web được gọi là top menu, menu chính (Primary Menu) và menu dưới (Footer Menu). Cuối cùng bạn nhấp vào Save Menu để lưu menu của bạn. Bạn có thể truy cập vào trang của mình để nhìn thấy các menu.
Để có thêm hướng dẫn chi tiết về cách tạo menu trong WordPress bạn hãy đọc bài viết này.

Bước 6: Cài đặt trình cắm mở rộng (plugin)

Nếu ví dụ WordPress là một hệ điều hành thì các plugin giống như là các phần mềm vậy. Bạn có thể thêm vào trang web của bạn các tính năng mở rộng mà bạn mong muốn ví dụ như: tăng tốc trang web, viết bài sao cho chuẩn SEO, thu thập email....
Hiện nay có hơn 49.000 plugin miễn phí dành cho WordPress. Ngoài ra còn có các plugin trả phí được cung cấp bởi các bên thứ 3. Với rất nhiều plugin như vậy làm thế nào để bạn có thể lựa chọn plugin cần thiết để cài đặt cho trang web của mình? Bạn chớ bận tâm, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chọn và cài đặt các plugin cần thiết cho trang web của mình. 
 Dưới đây là các plugin cần thiết mà bạn nên cài cho ngay cho trang web của mình. Tất nhiên chúng đều miễn phí.

Về tính năng:

  • WPForms Lite: Cho phép bạn thêm một mẫu liên hệ vào trang web WordPress của bạn.
  • Envira Gallary Lite: Thêm gallary ảnh đẹp vào trang web WordPress của bạn.
  •  Soliloquy Lite: Hiển thị slider ảnh đẹp trên trang web WordPress của bạn.

Về tối ưu website:

  • Yoast SEO: Tối ưu hoá nội dung trên trang WordPress của bạn để nhận được nhiều lượt truy cập từ Google.
  • WP Super Cache: Cải thiện tốc độ trang web của bạn.

Về bảo mật:

  • Updraft Plus: Tạo bản sao lưu dự phòng tự động cho trang web của bạn.
  • Sucuri: Bảo vệ trang web và quét mã độc gây hại cho trang web của bạn.
Bạn vẫn chưa biết cách cài đặt plugin? Hãy xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết Hướng dẫn cài đặt WordPress plugin cho người mới bắt đầu.

Bước 7: Làm chủ WordPress

WordPress tuy rất dễ sử dụng nhưng nó lại cực kỳ mạnh mẽ. Kiến thức về WordPress rất rộng vì thế nhiều lúc bạn muốn tìm kiếm giải pháp cho vấn đề có liên quan đến WordPress của mình. Có rất nhiều trang web để bạn học tập cách sử dụng WordPress. Một trong số đó là thachpham.com, wpcanban.com, thuthuatwp.com và còn nhiều trang web khác nữa chỉ cần bạn lên google search là sẽ ra hàng loạt. Nếu bạn có thể đọc được tiếng Anh hãy truy cập vào trang wpbeginner.com. Đây là một trong những trang hướng dẫn sử dụng WordPress nổi tiếng nhất thế giới. Tôi thường ghé vào đây để đọc các bài viết hướng dẫn.
Bạn cũng có thể xem các bài viết hướng dẫn chi tiết và cụ thể tại blog của tôi là thanh1986t.com. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi bằng email hoặc qua Form liên hệ, tôi sẽ cố gắng trả lời thoả đáng cho bạn.

Bước 8: Từng bước phát triển trang web WordPress của bạn

Bạn đã đọc đến đây với một tinh thần nghiêm túc thì tôi tin rằng bạn đã biết cách tạo một trang web, cài đặt themes và plugin thiết yếu. 
Bạn có muốn phát triển trang web của mình trong tương lai với những tính năng cao cấp, mạnh mẽ và đa năng? Hãy đọc các bài viết tiếp theo của tôi nếu bạn muốn phát triển trang web của mình lên một tầm cao mới.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc giúp bạn tạo ra một trang web WordPress. Nếu bạn thấy hay đừng quên like và share. 
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.