Bạn có muốn tăng tốc độ cho
trang web WordPress của mình? Tốc độ tải nội dung của trang là một trong
những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của bạn. Vì nó
giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, tăng số lượt truy cập. Người
dùng vào trang của bạn họ chỉ muốn tìm kiếm nội dung, giải pháp cho vấn
đề của họ. Chẳng ai có đủ kiên nhận để chờ trang web của bạn tải nội
dung cả. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẽ những thủ thuật giúp bạn tối
ưu hoá tốc độ và hiệu suất cho trang web WordPress của mình.
Tại sao tốc độ lại quan trọng đối với trang của bạn?
Việc gây ấn tượng trên internet nó cũng
không khác mấy so với việc tạo ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp. Theo
nghiên cứu cho thấy bạn có từ 3 đến 7 giây để tạo ấn tượng với độc giả
của mình.
Điều này có nghĩa là bạn có rất ít thời gian để giới thiệu nội
dung trên trang của bạn hấp dẫn như thế nào và làm sao để giữ chân độc
giả của bạn. Một trang web có tốc độ chậm có nghĩa là bạn đang đối mặt
với nguy cơ người đọc sẽ bỏ đi trước khi nội dung được tải xuống.
Đối với các trang như Amazon, Google và
các trang web lớn khác, việc chậm trễ 01 giây trong thời gian tải trang
có thể dẫn đến mất 7% lượt chuyển đổi, giảm 11% lượt xem và 16% sự hài
lòng của khách hàng.
Vì thế Google và các công cụ tìm kiếm
khác sẽ đánh giá thấp các trang web có tốc độ tải trang chậm. Điều đó
không chỉ làm cho thứ hạng của các trang có tốc độ tải chậm thấp hơn mà
còn làm cho nó nhận được ít lượt truy cập hơn so với các trang web có
tốc độc tải nhanh.
Làm thế nào để kiểm tra tốc độ trang web của bạn?
Thông thường những người mới luôn nghĩ
rằng trang web của họ rất tốt vì họ không cảm thấy nó chậm khi truy cập
trên máy tính của họ.
Đó là một sai lầm lớn. Bạn có biết vì sao không? Vì bạn thường xuyên truy cập vào trang web của mình nên các trình duyệt hiện đại như Chrome sẽ lưu trang web của bạn trong bộ nhớ đệm của nó.
Và nó sẽ tự động nạp trước khi bạn nhập tên trang web vào thanh địa chỉ. Chính vì vậy nội dung trang web của bạn được tải gần như tức khắc.
Đó là một sai lầm lớn. Bạn có biết vì sao không? Vì bạn thường xuyên truy cập vào trang web của mình nên các trình duyệt hiện đại như Chrome sẽ lưu trang web của bạn trong bộ nhớ đệm của nó.
Và nó sẽ tự động nạp trước khi bạn nhập tên trang web vào thanh địa chỉ. Chính vì vậy nội dung trang web của bạn được tải gần như tức khắc.
Tuy nhiên, đối với một người lần đầu
tiên truy cập vào trang của bạn có thể họ sẽ không có cùng trải nghiệm
về tốc độ giống bạn. Trên thực tế, người dùng ở các khu vực địa lý khác
nhau sẽ có các trải nghiệm khác nhau.
Đây là lý do tôi khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra tốc độ trang web của mình bằng cách dùng công cụ Pingdom. Nó là một công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra tốc độ của trang web của bạn từ các địa điểm khác nhau.
Đây là lý do tôi khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra tốc độ trang web của mình bằng cách dùng công cụ Pingdom. Nó là một công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra tốc độ của trang web của bạn từ các địa điểm khác nhau.
Sau khi kiểm tra tốc độ trang web của
mình, có thể bạn sẽ tự hỏi: Tốc độ tối ưu dành cho trang web của tôi là
bao nhiêu? Một trang web có tốc độ tải tối ưu là từ 2 giây trở xuống.
Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho tốc độ tải trang của mình nhanh hơn nữa.
Chỉ cần cải tiến một mili giây ở các nơi khác nhau trên trang web có thể làm cho trang của bạn nhanh hơn từ nửa giây đến một giây.
Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho tốc độ tải trang của mình nhanh hơn nữa.
Chỉ cần cải tiến một mili giây ở các nơi khác nhau trên trang web có thể làm cho trang của bạn nhanh hơn từ nửa giây đến một giây.
Vì sao trang web của bạn bị chậm?
Các kết quả kiểm tra tốc độ sẽ chỉ cho
bạn những vấn đề cần phải cải thiện. Tuy nhiên đa phần lại là các thuật
ngữ mang tính kỹ thuật rất khó hiểu đối với những người mới.
Nhưng việc hiểu được các nguyên nhân làm cho tốc độ tải trang của bạn bị chậm lại là chìa khoá để cải thiện hiệu suất trang web và đưa ra các quyết định dài hạn một cách thông minh hơn.
Những nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tải trang của bạn là:Nhưng việc hiểu được các nguyên nhân làm cho tốc độ tải trang của bạn bị chậm lại là chìa khoá để cải thiện hiệu suất trang web và đưa ra các quyết định dài hạn một cách thông minh hơn.
- Web hosting – Khi máy chủ lưu trữ của bạn không được cấu hình đúng cách nó có thể làm chậm trang web của bạn.
- Cấu hình WordPress – Nếu trang web WordPress của bạn không có bộ nhớ cache, máy chủ của bạn có thể quá tải làm trang web của bạn chậm hoặc bị treo.
- Kích thước trang – Chủ yếu là hình ảnh nhưng không được tối ưu hóa.
- Bad Plugins – Nếu bạn đang sử dụng một Bad Plugins, nó có thể làm chậm trang web của bạn một cách đáng kể .
- Liên kết bên ngoài – Kịch bản bên ngoài chẳng hạn như quảng cáo, tải font chữ, v.v cũng có thể có một ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu suất trang web của bạn.
Bây giờ bạn đã biết được đâu là những
nguyên nhân làm chậm trang web của mình rồi đúng không? Chúng ta hãy tìm
hiểu cách làm thế nào để tối ưu hoá nội dung cho trang web của bạn nhé:
Tầm quan trọng của WordPress Hosting
WordPress hosting đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu suất trang web của bạn. Một nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt như Hawkhost sẽ có những giải pháp để tối ưu hoá hiệu suất cho trang web của bạn.
Tuy nhiên, trên Shared Hosting tài
nguyên của máy chủ sẽ được chia sẽ với nhiều khách hàng khác. Do đó nếu
các trang web xung quanh bạn có lưu lượng truy cập lớn thì nó sẽ gây ảnh
hưởng đến hiệu suất của toàn bộ máy chủ. Điều này sẽ làm cho trang web
của bạn trở nên chậm chạp.
Bằng cách sử dụng hosting chất lượng cao bạn sẽ được cung cấp các cấu hình máy chủ tối ưu nhất để chạy WordPress. Công
ty quản lý lưu trữ WordPress cũng cung cấp tự động sao lưu, cập nhật
WordPress tự động, và các cấu hình bảo mật tiên tiến hơn để bảo vệ trang
web của bạn.
Cài đặt WordPress Caching Plugin
Các trang WordPress là các trang động. Khi
người dùng truy cập vào trang web WordPress của bạn, máy chủ sẽ lấy
thông tin từ một cơ sở dữ liệu MySQL và tập tin PHP, sau đó nó sẽ xử lý
và kết hợp lại thành một trang HTML hoàn chỉnh để hiển thị cho người sử
dụng.
Quá trình này bao gồm rất nhiều bước, và nó thực sự có thể làm chậm trang web của bạn nhất là khi trang của bạn có nhiều người truy cập cùng một lúc.
Quá trình này bao gồm rất nhiều bước, và nó thực sự có thể làm chậm trang web của bạn nhất là khi trang của bạn có nhiều người truy cập cùng một lúc.
Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng một
WordPress Caching Plugin cho trang web của mình. Bộ nhớ đệm có thể làm
cho trang web của bạn nhanh hơn từ 2 đến 5 lần.
Vậy các plugin tạo bộ nhớ đệm hoạt động như thế nào? Thay
vì phải trải qua quá trình tạo toàn bộ trang mỗi khi người dùng truy
cập, plugin caching của bạn sẽ tạo một bản sao của trang sau lần tải đầu
tiên để lưu trữ và phục vụ cho những lần truy cập tiếp theo.
Có rất nhiều plugin bộ nhớ đệm có sẵn cho WordPress, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Plugin WP Super Cache. Hoặc nếu có điều kiện thì nên sử dụng WP Rocket (plugin bộ nhớ đệm tốt nhất hiện nay)
Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng hosting cao
cấp bạn có thể không cần một plugin bộ nhớ đệm vì chúng đã được tích hợp
và tối ưu cho website của bạn.
Tối ưu hoá hình ảnh
Hình ảnh mang lại sự sống động cho nội
dung của bạn. Nó là phương tiện truyền tải thông điệp nhanh chóng. Kích
thích sự tò mò, thu hút sự hứng thú. Gợi nhiều cảm xúc và giúp cho độc
giả ghi nhớ lâu hơn. Các
nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng các hình ảnh có màu
giúp cho mọi người có thể đọc nội dung của bạn nhiều hơn 80%.
Nhưng nếu hình ảnh của bạn không được
tối ưu, nó sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang thay giúp bạn lôi cuốn
độc giả. Trong thực tế, hình ảnh không được tối ưu hoá là một trong
những nhân tố phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tải trang,
nhất là đối với những người mới.
Trước
khi bạn tải ảnh lên trực tiếp từ điện thoại hoặc máy ảnh của mình, tôi
khuyên bạn nên sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để tối ưu hóa hình ảnh cho
web.
Trong các định dạng ban đầu, các ảnh này có thể có dung lượng lớn. Nhưng
dựa vào định dạng tệp hình ảnh và độ nén mà bạn chọn trong phần mềm
chỉnh sửa của mình, bạn có thể giảm kích thước hình ảnh của bạn lên tới
5x. Tại thanh1986t.com, tôi chỉ sử dụng hai định dạng hình ảnh: JPEG và PNG.
Vậy đâu là sự khác biệt?
Hình ảnh có định dạng PNG (Portable Network Graphics) là ảnh không nén. Khi bạn nén một hình ảnh nó mất một số thông tin, do đó, một hình ảnh không nén sẽ có chất lượng cao hơn, chi tiết hơn. Nhược điểm là đó dung lượng của nó lớn hơn, vì vậy phải mất nhiều thời gian hơn để tải.
JPEG (Joint Photographic Experts Group)
là một định dạng tập tin dùng để nén hình ảnh. Vì vậy chất lượng hình
ảnh giảm, kém chi tiết hơn, nhưng dung lượng của nó giảm đáng kể so với
ảnh gốc đáng kể.
Vì vậy, làm thế nào để tôi quyết định định dạng hình ảnh để lựa chọn?
Nếu ảnh hoặc hình ảnh của bạn có rất nhiều màu sắc khác nhau, hãy sử dụng định dạng JPEG.
Nếu đó là một hình ảnh đơn giản hoặc bạn cần một hình ảnh chi tiết, rõ ràng, hãy sử dụng định dạng PNG.
Phần lớn các hình ảnh trên blog của tôi là JPEGs.
Dưới
đây là bảng so sánh kích thước tập tin và công cụ nén khác nhau mà
chúng ta có thể sử dụng cho hình ảnh trên trang web của mình
Định dạng tập tin | Dung lượng |
---|---|
Photoshop Optimized JPEG Hight | 33 KB |
TinyPNG Optimized | 57 KB |
JPEG Mini Optimized | 70 KB |
Photoshop Optimized JPEG Max | 93 KB |
Non - Optimized JPEG Max | 119 KB |
Photoshop Optimized PNG | 135 KB |
Non - Optimized PNG | 145 KB |
Như bạn có thể nhìn thấy trong bảng
trên, các định dạng hình ảnh khác nhau sẽ tạo ra một sự khác biệt rất
lớn đến hiệu suất và tốc độ trang web của bạn.
Để biết chi tiết và chính xác cách làm thế nào để tối ưu hoá hình ảnh bằng Photoshop và các công cụ chỉnh sửa phổ biến khác mà không làm giảm chất lượng ảnh, hãy đọc bài viết này.
Để biết chi tiết và chính xác cách làm thế nào để tối ưu hoá hình ảnh bằng Photoshop và các công cụ chỉnh sửa phổ biến khác mà không làm giảm chất lượng ảnh, hãy đọc bài viết này.
Cập nhật cho trang web WordPress của bạn
Là một dự án mã nguồn mởi được duy trình
tốt. WordPress luôn được cập nhật thường xuyên. Mỗi bản cập nhật không
chỉ cung cấp thêm các tính năng mới mà còn sửa các lỗi và khắc phục các
vấn đề về bảo mật. Themes và plugin của bạn cũng có thể được cập nhật
thường xuyên.
Là chủ sở hữu trang web, bạn phải có
trách nhiệm cập nhật WordPress, Themes, Plugin lên phiên bản mới nhất.
Nếu bạn không cập nhật thường xuyên, rất có thể bạn sẽ gặp phải các vấn
đề như: trang của bạn ngày càng chậm chạp, không đáng tin cậy, dễ bị tấn
công…
Bạn có thể vào đây để tìm hiểu chi tiết về việc tại sao phải luôn sử dụng phiên bản mới nhất của WordPress.
Dùng trích đoạn trên trang chủ và trang lưu trữ
Theo mặc định, WordPress sẽ hiển thị đầy
đủ nội dung bài viết của bạn lên trang chủ và trang lưu trữ. Điều này
có nghĩa trang, chuyên mục, thẻ, và các trang lưu trữ khác của bạn tất
cả sẽ được tải chậm hơn.
Một điểm hạn chế khác của việc hiển thị
đầy đủ nội dung là người đọc không cảm thấy cần thiết phải truy cập vào
bài viết. Điều này có thể làm giảm lưu lượng truy cập và thời gian người
dùng ở lại trên trang web của bạn.
Để tăng tốc độ tải cho các trang lưu trữ, bạn hãy dùng trích đoạn thay vì dùng nội dung đầy đủ.
Bạn hãy đi đến Settings » Reading và chọn “For each article in a feed, show: Summary” thay vì “Full Text”.
Phân trang cho bình luận
Trang web của bạn có nhận được nhiều
bình luận, nhận xét của độc giả không? Nếu câu trả lời là có thì tôi xin
chúc mừng bạn.
Đó là một điều tuyệt vời vì người đọc quan tâm đến nội dung mà bạn viết, những kiến thức mà bạn chia sẽ. Bạn có thể tương tác với người đọc qua các bình luận, nhận xét của họ.
Đó là một điều tuyệt vời vì người đọc quan tâm đến nội dung mà bạn viết, những kiến thức mà bạn chia sẽ. Bạn có thể tương tác với người đọc qua các bình luận, nhận xét của họ.
Nhưng khi trang của bạn hiển thị tất cả các bình luận cùng một lúc, nó có thể sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tải trang.
WordPress tích hợp giải phải để giải quyết vấn đề đó. Bạn chỉ cần vào Settings » Discussion và kích chọn “Break comments into pages” để phân trang cho các bình luận.
Dùng Content Delivery Network (CDN)
Như đã đề cập ở trên, người dùng ở những
vị trí địa lý khác nhau sẽ có trải nghiệm khác nhau về tốc độ tải nội
dung trên trang của bạn.
Đó là vì vị trí máy chủ web hosting của bạn có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ trang web của bạn.
Ví dụ: Bạn thuê một nhà cung cấp dịch vụ web hosting có máy chủ đặt tại Mỹ, thì người truy cập tại Mỹ sẽ thấy thời gian tải nhanh hơn một người truy cập ở Việt Nam.
Đó là vì vị trí máy chủ web hosting của bạn có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ trang web của bạn.
Ví dụ: Bạn thuê một nhà cung cấp dịch vụ web hosting có máy chủ đặt tại Mỹ, thì người truy cập tại Mỹ sẽ thấy thời gian tải nhanh hơn một người truy cập ở Việt Nam.
Bằng cách sử dụng Content Delivery
Network (CDN- Mạng phân phối nội dung) bạn có thể tăng tốc độ cho tất
các khách truy cập vào trang của bạn.
Dịch vụ CDN là mạng
lưới gồm nhiều máy chủ lưu trữ đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau,
cùng làm việc chung để phân phối nội dung, truyền tải hình ảnh, CSS,
Javascript, Video clip, Real-time media streaming, File download đến
người dùng cuối.
Mỗi máy chủ sẽ lưu trữ các tập tin
“tĩnh” – những thành phần cấu tạo nên trang web của bạn. Các file tĩnh
không thay đổi các tập tin như hình ảnh, CSS, JavaScript như các trang
“động”.
Khi bạn sử dụng CDN, mỗi khi khách truy
cập ghé thăm trang của bạn, CDN sẽ cung cấp các tập tin từ máy chủ gần
nhất. Web hosting của bạn sẽ nhanh hơn đáng kể nhờ sử dụng CDN.
Không upload video trực tiếp lên WordPress
Bạn có thể tải video trực tiếp lên trang web WordPress của bạn và nó sẽ tự động hiển thị trong trình phát HTML5 …
Nhưng bạn đừng bao giờ làm điều đó.
Lưu trữ video sẽ làm cho bạn tốn băng
thông. Bạn có thể bị tính phí vượt định mức bởi các nhà cung cấp dịch vụ
hosting. Thậm chí họ có thể “đóng cửa” trang web của bạn ngay cả khi
bạn dùng gói cước không giới hạn băng thông.
Upload video lên hosting nó cũng sẽ làm
tăng dung lượng lưu trữ rất nhiều. Gây khó khăn cho việc sao lưu và phục
hồi trang web của bạn.
Thay vào đó hãy sử dụng các dịch vụ lưu trữ video như Youtube, Vimeo, DailyMotion…
WordPress
có tích hợp tính năng nhúng video, vì vậy bạn có thể sao chép và dán
URL của video và dán trực tiếp vào bài viết của mình và nó sẽ tự động
hiển thị.
Dùng Themes đã tối ưu hoá cho tốc độ
Khi bạn lựa chọn một WordPress Themes cho trang web của bạn, điều đặc biệt quan trọng là cần chú ý đến khả năng tối ưu hoá cho tốc độ. Một số themes nhìn có vẻ đẹp và ấn tượng nhưng thực chất lại mã hoá kém. Điều đó làm ảnh hưởng đến tốc độ trang web của bạn.
Bạn nên sử dụng một WordPress themes đơn
giản, sau đó bổ sung các tính năng cần thiết bằng các plugin chất
lượng. Điều đó tốt hơn là dùng các themes có bố cục phức tạp, hình ảnh
sặc sỡ và các tính năng không cần thiết.
Có rất nhiều cửa hàng bán các WordPress Themes cao cấp như MyThemeShop, MOJO Themes…
Ở đây cung cấp các Themes chất lượng, đã tối ưu hoá cho tốc độ và hiệu
năng. Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết về cách để lựa chọn một
WordPress Themes tại đây.
Trước khi bạn muốn thay đổi một WordPress Themes và kích hoạt nó hãy tìm hiểu bài viết này để có thể thay đổi themes một cách chính xác, không làm ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của mình.
Dùng một Plugin Slider nhanh hơn
Slider là một trong những yếu tố thiết kế web phổ biến có thể làm cho trang web của bạn bị chậm.
Thậm chí ngay cả khi hình ảnh của bạn
được tối ưu hóa với những cách đã mô tả ở trên, một plugin Slider được
code kém sẽ làm cho các nỗ lực tối ưu hoá tốc độ của bạn bị “đổ sông đổ
biển”.
Dưới đây là bảng so sánh các Plugin Slider phổ biến bạn nên tham khảo:
Slider Plugin | Thời gian tải trang | Yêu cầu | Kích cỡ trang |
---|---|---|---|
Soliloquy | 1.34 giây | 26 | 945 KB |
Nivo Slider | 2.12 giây | 29 | 1 MB |
Meteor | 2.32 giây | 27 | 1.2 MB |
Revolution Slider | 2.25 giây | 29 | 1 MB |
LayerSlider | 2.12 giây | 30 | 975 KB |
Dùng một Gallery Plugin nhanh hơn
Nếu bạn có một trang web chuyên về nhiếp
ảnh thì bạn nên sử dụng một plugin chuyên dùng để hiển thị thư viện
hình ảnh của mình (Gallary Plugin). Việc sử dụng một Gallery plugin đã
được tối ưu hoá cho tốc độ trang web của bạn là rất quan trọng.
Tôi khuyên bạn nên sử dụng plugin Envira
Gallary. Đây là plugin hiển thị thư viện hình ảnh tốt nhất hiện nay
dành cho WordPress. Nó cho phép bạn tạo ra một thư viện hình ảnh tuyệt
đẹp với tốc độ tải rất nhanh.
Tôi đã so sánh, kiểm tra plugin Envira
Gallary với các plugin khác cũng chuyên về hiển thị thư viện ảnh. Và kết
quả là Envira Gallary có tốc độ vượt trội hơn hẳn:
Gallery Plugin | Thời gian tải trang | Yêu cầu | Kích cỡ trang |
---|---|---|---|
Envira Gallery | 1.08 giây | 24 | 1 MB |
Foo Gallery | 1.89 giây | 24 | 357.1KB |
Meteor | 1.88 giây | 33 | 518KB |
Tinh chỉnh tốc độ cho WordPress (Nâng cao)
Bằng cách sử dụng các phương pháp tối ưu
hoá tốc độ cho WordPress được liệt kê ở trên, tốc độ tải trang của bạn
sẽ được cải thiện đáng kể. Nhưng nếu bạn muốn đạt được tốc độ tải trang
nhanh hơn nữa bạn cần thực hiện một vài tinh chỉnh nâng cao.
Những thủ thuật nâng cao dưới đây đòi
hỏi bạn phải có một chút hiểu biết về lập trình web. Vì thế bạn cần sao
lưu trang web của mình trước khi thực hiện để phòng trường hợp xấu nhất
sẽ xảy ra.
Phân trang cho các bài viết dài
Người đọc thường thích các bài viết dài
và có chiều sâu. Bài viết dài còn được các công cụ tìm kiếm đánh giá
cao. Nhưng nếu bài viết của bạn có nhiều hình ảnh, nó có thể làm giảm
tốc độ tải trang của bạn. Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là
bạn hãy phân bài viết dài thành nhiều trang.
WordPress tích hợp sẵn tính năng này.
Chỉ cần thêm thẻ <!––nextpage––> ở nơi mà bạn muốn phân trang. Lặp
lại thủ thuật này nếu bạn muốn phân trang tiếp.
Giảm yêu cầu HTTP ngoài
Nhiều plugin và theme tải các tập tin từ
các trang web khác. Những tập tin này có thể bao gồm các scripts,
stylesheets, và hình ảnh từ các nguồn bên ngoài như Google, Facebook,
dịch vụ phân tích.
Sẽ không sao nếu sử dụng một vài trong
số này. Có nhiều tập tin được tối ưu hóa để tải nhanh hơn so với lưu trữ
chúng trên trang web của riêng bạn.
Nhưng nếu các plugin của bạn làm rất nhiều những yêu cầu này, nó có thể làm chậm trang web của bạn một cách đáng kể.
Giảm truy cập cơ sở dữ liệu
Việc này đòi hỏi bạn phải có một chút kiến thức về kỹ thuật, PHP và các tập tin template của WordPress.
Thật không may là có rất nhiều WordPress
themes không được mã hoá khi truy cập cơ sở dữ liệu trên máy chủ của
bạn. Chúng lờ đi các quy định chuẩn mực của WordPress và thực hiện việc
truy vấn cơ sở dữ liệu một cách trực tiếp hoặc thực hiện quá nhiều truy
vấn dữ liệu không cần thiết. Việc này có thể làm chậm máy chủ của bạn.
Ngay cả đối với các themes đã được mã hoá cũng có thể tạo ra các truy vấn dữ liệu chỉ để lấy thông tin về trang web của bạn.
Như trong ví dụ dưới, mỗi khi bạn nhìn thấy <?php, là khi một truy vấn mới được thực hiện.
<html xmlns=”http://www.w3.org/1999/xhtml” dir=”<?php language_attributes(); ?>”>
<head profile=”http://gmpg.org/xfn/11″>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”<?php bloginfo(‘html_type’); ?>
charset=<?php bloginfo(‘charset’); ?>” />
<head profile=”http://gmpg.org/xfn/11″>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”<?php bloginfo(‘html_type’); ?>
charset=<?php bloginfo(‘charset’); ?>” />
Bạn không thể đổ lỗi cho các nhà phát triển themes được. Họ đơn giản chỉ muốn tìm ra ngôn ngữ trên trang web của bạn.
Nhưng nếu bạn đang tuỳ biến trang web
bằng cách sử dụng child themes, bạn có thể thay thế các truy vấn dữ liệu
này bằng các thông tin cụ thể để giảm thiểu các truy vấn dữ liệu không
cần thiết.
<html xmlns=”http://www.w3.org/1999/xhtml” dir=”ltr”>
<head profile=”http://gmpg.org/xfn/11″>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=UTF-8″ />
<head profile=”http://gmpg.org/xfn/11″>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=UTF-8″ />
Trong các trường hợp như thế, hãy xem lại các parent themes của bạn để có thể dễ dàng thay đổi bằng thông tin “tĩnh”.
Tối ưu hoá cơ sở dữ liệu
Sau khi sử dụng WordPress một thời gian,
cơ sở dữ liệu của bạn sẽ có những thông tin mà bạn không cần dùng nữa.
Để cải thiện hiệu suất, bạn cần phải tối ưu hoá cơ sở dữ liệu, xoá bỏ
những thông tin không cần thiết đó.
Bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng
bằng cách dùng plugin WP-Sweep. Nó sẽ cho phép bạn xoá bỏ những thứ
không cần thiết như bài đăng đã xoá, các bản sửa lỗi, các thẻ không dùng
đến…Nó sẽ tối ưu hoá cơ sở dữ liệu của bạn chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Giới hạn Post Revisions
Revision là một tính năng mà nó tự động
sao lưu bản sao của bài viết qua mỗi lần bạn ấn nút Save Draft, mỗi lần
lưu nháp nó sẽ có một phiên bản revision để bạn có thể dễ dàng khôi phục
lại các nội dung của lần lưu nháp trước đó.
Post Revisions rất tiện dụng nhưng nó sẽ
chiếm không gian lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của bạn. Làm cho cơ sở dữ
liệu của bạn ngày càng phình to ra nếu không thường xuyên dọn dẹp. Một
số người dùng tin rằng các revision cũng có thể ảnh hưởng đến một số
truy vấn cơ sở dữ liệu.
Bạn có thể dễ dàng giới hạn số lượng các revision cho mỗi bài viết. Bạn chỉ cần thêm dòng lệnh dưới đây vào file wp-config.php.
define( ‘WP_POST_REVISIONS’, 4 );
Đoạn mã trên sẽ giới hạn cho WordPress chỉ lưu lại 4 phiên bản cuối
cùng của mỗi bài viết hoặc trang và tự động loại bỏ các revision cũ hơn.
Chống ăn cắp băng thông và nội dung
Có một sự thật đáng buồn là khi nội dung
trên trang của bạn có chất lượng tốt, lôi cuốn, hấp dẫn không sớm thì
muộn nó sẽ bị ăn cắp.
Một trong những cách phổ biến là họ sử dụng trực tiếp hình ảnh được lưu trên máy chủ của bạn, thay vì đưa chúng lên máy chủ của họ (hotlinking). Trong thực tế, họ đang ăn cắp băng thông của bạn, và bạn không nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập nào.
Đơn giản chỉ cần thêm đoạn mã này vào tập tin .htaccess để chặn hotlinking hình ảnh từ trang web WordPress của bạn.
#disable hotlinking of images with forbidden or custom image optionRewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?thanh1986t.com [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?google.com [NC]
RewriteRule \.(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L]
Lưu ý: Đừng quên thay đổi thanh1986t.com với tên miền riêng của bạn.
Trên đây là tất cả những thủ thuật giúp bạn tối ưu hoá tốc độ và hiệu
suất cho WordPress. Hãy đọc thất kỹ và làm theo các thủ thuật trên chắc
chắn tốc độ trang web của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Nếu bạn thấy bài viết Hướng dẫn tối ưu hoá tốc độ và hiệu suất cho WordPress này hữu ích, đừng quên like và share!
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!
Post a Comment