Sự khác nhau giữa Post và Page trong WordPress

Thường thì những người mới hay mơ hồ giữa hai kiểu nội dung trong WordPress là Post và Page. Nếu bạn là người mới và bạn không hiểu sự khác nhau giữa Post và Page, khi nào thì dùng Post và khi nào thì dùng Page? Tại sao tôi phải cần cả hai kiểu nội dung này khi mà chúng có vẻ giống nhau?  Tôi đã từng mơ hồ như thế và đây là chuyện bình thường đối với những người mới. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích sự khác nhau giữa Post và Page để giúp bạn có thể phân biệt từng kiểu nội dung và cách dùng chúng một cách thích hợp.

Post (Bài viết)

Nếu bạn dùng WordPress để viết blog thì kiểu nội dung bạn dùng đa số trên blog của mình là Post. Post là nội dung được liệt kê theo thời gian đảo ngược trên trang chủ của bạn. Tức là bài nào mới nhất sẽ hiển thị trên cùng, bài viết cũ nhất sẽ nằm phía dưới cùng. Mục đích của việc sắp xếp trật tự đảo ngược của các bài viết trên blog của bạn là để cập nhật nội dung trên trang theo đúng thời gian thực, để độc giả dễ dàng theo dõi khi họ truy cập vào trang của bạn. Tuy nhiên bạn có thể gim cố định một bài viết ở vị trí đầu tiên nếu cần thiết.

Các bài viết cũ được lưu trữ theo tháng và năm. Điều này gây khó khăn cho các độc giả muốn đọc các bài cũ trên trang của bạn. Vì thế WordPress cung cấp cho bạn tính năng phân loại nội dung theo chuyên mục và thẻ. Bằng cách đó, bạn có thể tổ chức, sắp xếp và phân loại nội dung cho các bài viết của mình để giúp cho người đọc dễ dàng trong việc tìm kiếm, nhất là đối với những người mới.

Nếu trang của bạn có nhiều người theo dõi, khi xuất bản bài viết theo thời gian thực, nó sẽ được cung cấp thông qua nguồn cấp dữ liệu RSS. Bạn có thể tạo bản tin để độc giả của mình đăng ký nhận tin qua email. Nếu độc giả đăng ký nguồn cấp dữ liệu RSS từ bạn, họ có thể nhận bài viết mới mà không cần phải truy cập vào blog/website của bạn. Và bạn cũng có thể sử dụng các plugin để chia sẽ bài viết của mình lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+,…

Post khuyến khích việc tương tác giữa bạn và độc giả. Độc giả có thể để lại bình luận về một chủ đề cụ thể nào đó trên trang của bạn. Nếu bạn muốn tắt các bình luận đối với các bài viết cũ bạn có thể vào Settings » Discussion để tắt nó.
Tóm lại:
  • Post có nội dung “động”.
  • Được sắp xếp theo thứ tự thời gian ngược. (Bài viết sau sẽ nằm ở đầu).
  • Bạn có thể dùng Category (Chuyên mục) và Tag (Thẻ) để phân loại nó.




Page (Trang)

Về tổng quan, page nhìn có cấu trúc giống post. Cả hai đều có tiêu đề và nội dung, có danh sách các tác giả, và cùng có tuỳ chọn Custom Field, được bảo vệ bằng mật khẩu. Tuy nhiên page có những điểm khác biệt với post. Page được dùng để tạo ra các trang có nội dung tĩnh như: Liên hệ, Giới thiệu…Trong khi đó Post là một loại các bài viết xuất bản theo trình tự thời gian.

Mặc dù cơ sở dữ liệu của WordPress có gắn thời gian xuất bản cho page. Nhưng bạn có thể xem thời gian trên các trang là vô thời hạn. Trong khi một bài viết trở nên cũ kỹ chỉ sau vài ngày xuất bản thì nội dung của trang sẽ không thay đổi bất kể thời gian và ngày tháng (trừ khi bạn cập chỉnh sửa và cập nhật cho nó). Bởi vì không có thời gian và ngày gắn liền với trang nên mặc định chúng không có trong nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn. Các trang cũng không được chia sẽ trên mạng xã hội vì nó không có nút chia sẽ. Và bạn cũng không thể để lại bình luận trên trang.

Các trang mặc dù không được phân loại bởi chuyên mục và thẻ như bài viết nhưng nó cũng có thứ bậc, cũng được phân cấp. Bạn có thể có một trang phụ trên trang chính. Bằng cách sử dụng trang cha, bạn có thể lồng các trang con và tạo nhóm hợp lý. Ví dụ: Trang “Giới thiêu” bạn có thể tạo nhiều trang để giới thiệu các thành viên trong đội của mình.

Theo mặc định WordPress đi kèm với tính năng cho phép bạn tạo mẫu trang tuỳ chỉnh bằng cách dùng WordPress Themes của mình. Điều này cho phép các nhà phát triển tuỳ chỉnh giao diện cho mỗi trang khác nhau khi cần thiết. Khi bạn sử dụng trang của mình để tạo Landingpage hay thư viện ảnh thì tính năng tuỳ chỉnh mẫu trang rất hữu ích.

Bạn có thể sắp xếp thứ tự của các trang bằng cách gán số cho chúng. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện việc sắp xếp thứ tự các trang một cách dễ dàng bằng cách kéo, thả nếu dùng plugin Simple Page Ordering.

Tóm lại:
  • Trang có nội dung tĩnh
  • Có thứ bậc, phân cấp.
  • Bạn có thể tuỳ chỉnh khuôn mẫu của trang.
  • Không thể dùng Category và Tag để phân loại trang.

Thêm trang mới

Để thêm một trang mới vào blog, bạn vào trang Page » Add New hoặc nhấp vào New » Page trên thanh Admin Bar. Trang Add New sẽ xuất hiện:

Bạn nhập vào tiêu đề và nội dung cho trang mới. Sau đó nhấp vào nút Publish để xuất bản trang.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các trường trên trang này giống với các trường trên trang Add New Post. Tuy nhiên nó có một phần mới là hộp Page Attributes chứa các thành phần là Parent và Order.

Parent

Nếu như bạn có thể dùng Category và Tag để phân loại nội dung cho Post thì như đã nói ở trên, WordPress cho phép bạn phân cấp các trang trên blog của mình. Bằng cách đó bạn có thể tổ chức các trang vào các trang chính. Nếu trang của bạn có nhiều tác giả, ngoài trang chính là trang Giới thiệu bạn có thể tạo các trang con như Giới thiệu về tác giả A, Tác giả B, Tác giả C…

Order

Theo mặc định, các trang của bạn thường nằm trên sidebar hoặc menu điều hướng và được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái bởi tiêu đề trang. Nếu bạn muốn sắp xếp chúng theo một thứ tự khác, bạn có thể chỉ định bằng cách thêm số thứ tự cho mỗi trang trong hộp Order. Lúc này thứ tự các trang sẽ được sắp xếp từ nhỏ đến lớn (Ví dụ: Trang 0 sẽ xếp trước trang 5). Đây không phải là cách hay để sắp xếp các trang trên menu.

Bạn có thể sửa dụng tính năng Custom Menus để thực hiện việc sắp xếp một cách trực quan và dễ dàng. Cuối cùng tôi khuyên bạn nên lưu các trang với Order là 0.

Page Template

Tìm hiểu sơ lược về Template

WordPress cung cấp một tính năng tuyệt vời cho page đó là Page Template.

Nhưng trước tiên bạn cần hiểu khái niệm Page Template là gì và nó được dùng trên blog của bạn như thế nào.

Trong WordPress, Templates là các tập tin đặc biệt kiểm soát cách thức thông tin hiển thị trên blog của bạn. Templates xác định cách thức nội dung của bạn hoạt động và hiển thị nội dung một cách nhất quán.

Tuy nhiên không phải tất cả các WordPres Themes đều có các tập tin templates. Nếu bạn không nhìn thấy tuỳ chọn Page Template trong Page Panel, tức là WordPress Themes của bạn không có sẵn các tập tin Templates. Các WordPress Themes khác nhau sẽ có các tập tin Temlate khác nhau.

Sử dụng Page Template mặc định

Theo mặc định, WordPress cung cấp 02 templates:
  • Archives: Template Archives được sử dụng kết hợp với các thẻ đặc biệt để tạo ra kho lưu trữ cho các bài viết cũ. Khi template này được áp dụng, WordPress sẽ bỏ qua tất cả các định dạng mà bạn thực hiện trên trang. Thay vào đó, trang chỉ hiển thị hai danh sách: danh sách bài viết của bạn theo tháng và danh sách các bài viết theo Category (Chuyên mục, thể loại). Hầu hết các blog đề có Archives để độc giả dễ dàng điều hướng, tìm kiếm, duyệt nội dung.
  • Links: Links là một template đơn giản hiển thị tất cả các liên kết của bạn theo thể loại. Template này là một cách tuyệt với để bạn có thể tạo liên kết đến các trang web mà bạn hay theo dõi (Blogroll).
Nếu bạn đang sử dụng một WordPress Themes không phải là mặc định, bạn vẫn có thể truy cập vào các templates khác.

Quản lý trang

Để nhìn thấy tất cả các trang trên website của mình từ WordPress Dashboard, bạn vào Page » All Pages. Bạn sẽ thấy trang Pages như hình dưới:
Tại trang này, bạn sẽ thấy danh sách các trang, các liên kết cho phép bạn chỉnh sửa (Edit), chỉnh sửa nhanh (Quick Edit), thùng rác (Trash), hoặc xem trang.

Bạn cũng có thể nhấp vào tên tác giả để hiển thị các trang được tạo bởi tác giả nào đó.

Nếu bạn muốn xem danh sách các trang đã được xuất bản, hãy nhấp vào liên kết Publish. Nhấp vào liên kết Draft để xem các trang nháp.

Ngoài ra bạn cũng còn có thể lọc theo ngày tạo trang bằng cách nhấp vào menu xổ xuống All dates.

Nếu muốn chỉnh sửa một lúc nhiều trang, bạn nhấp vào menu xổ xuống Bulk, chọn Edit để chỉnh sửa và Move to Trash để xoá hàng loạt các trang.

Điểm khác biệt giữa Post và Page:

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Post và Page
Tuỳ chọn WordPressPage (Trang)Post (Bài viết)
Hiển thị trong danh sách các bài viếtKhông
Hiển thị như một trang tĩnhKhông
Hiển thị trong lưu trữ của Chuyên mụcKhông
Hiển thị lưu trữ theo thángKhông
Hiển thị trong danh sách bài viết mới đăngKhông
Hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu RSSKhông
Khả năng tuỳ chỉnh Giao diệnKhông
Phân cấp Không
Hiển thị trong bảng kết quả tìm kiếm

Hy vọng quan bài viết này bạn có thể hiểu được hai khái niệm Post và Page trong WordPress cũng như sự khác nhau giữa Post và Page để có thể sử dụng một cách chính xác, đúng mục đích và tính năng để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện nội dung trên blog/website của mình.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên Like và Share!
Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo của Series Học WordPress cơ bản!

Sự khác nhau giữa Post và Page trong WordPress

Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.