So sánh Category và Tag – Đâu là lựa chọn tốt nhất để phân loại nội dung



 
Một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong thế giới WordPress là sự khác nhau giữa category và tag. Sự khác nhau giữa category và tag là gì? Cái nào tốt hơn cho SEO? Một trang web có bao nhiêu chuyên mục là hợp lý? Trong một bài viết nên gắn bao nhiêu thẻ là vừa? Một bài viết có thể nằm trong nhiều chuyên mục được không? Bài viết so sánh Category và Tag – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất để phân loại nội dung này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các vấn đề trên.


Khi mới làm quen với WordPress, tôi không thể phân biệt được category và tag. Tôi dùng Google để tìm hiểu nhưng chỉ tìm thấy những bài viết chung chung, không giải thích thoả đáng thắc mắc của mình. Không bỏ cuộc, tôi tiếp tục tìm hiểu từ các nguồn khác nhau và cũng tìm ra được câu trả lời. Tôi nghĩ nhiều bạn mới làm quen với WordPress cũng sẽ có thắc mắc này. Vì vậy tôi tổng hợp kiến thức và viết bài so sánh category và tag này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về category và tag trong WordPress để sử dụng chúng một cách hợp lý.
Trước khi thảo luận về các câu hỏi được liệt kê ở trên, chúng ta cần phải hiểu category (chuyên mục) và tag (thẻ) là gì. Trong WordPress cả hai loại đều được gọi là taxonomies. Mục đích của chúng là phân loại và sắp xếp nội dung trên trang của bạn. Có nhiều cách để độc giả của bạn duyệt các bài viết như: sắp xếp bài viết theo thời gian xuất bản, sắp xếp theo chủ đề,… Category và tag giúp cho người đọc dễ dàng điều hướng và tìm đọc các nội dung có cùng một chủ đề.

So sánh Category và Tag

Để so sánh category và tag trước tiên bạn nên biết Category (Chuyên mục) dùng để nhóm các bài viết trên blog của bạn một cách bao quát. Nó giống như những cái cặp giấy và các tờ giấy là những bài viết được chứa ở trong đó. Category có thể được phân cấp, tức là một Category có thể bao gồm nhiều Category nhỏ khác ở trong.
Tag (Thẻ) dùng để mô tả chi tiết, cụ thể về trang web của bạn. Nếu ta xem Category là cặp sách, bài viết là giấy thì Tag cũng được xem là những cái kẹp giấy để kẹp một số bài viết có liên quan lại với nhau. Tag không có phân cấp như category.
Ví dụ: Bạn có một blog cá nhân, nơi bạn viết về cuộc sống của mình. Các chuyên mục của bạn có thể là: Âm nhạc, Ẩm thực, Du lịch, Sách…Bây giờ khi bạn viết một bài về các món bạn đã ăn, bạn sẽ thêm nó vào chuyên mục Ẩm thực. Trong bài viết đó bạn có thể gắn các thẻ như: Phở, Bún giò, Bún chả…
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Chuyên mục và Thẻ đó là bạn PHẢI phân loại bài viết của mình. Tức là một bài viết phải nằm trong một chuyên mục nào đó. Nhưng nó có thể không cần phải gắn thẻ. Nếu bạn không phân loại bài viết của mình nó sẽ được phân loại vào Uncategory. Nhiều người thường đổi tên Chuyên mục Uncategory thành Khác, Linh tinh…

Một khác biệt nữa giữa Chuyên mục và Thẻ rất dễ nhận ra khi bạn nhìn vào URL của mỗi loại. Nếu bạn sử dụng cấu trúc URL tuỳ chỉnh thì tiền tố nhìn sẽ rất khác.
Ví dụ so sánh category và tag qua nhận diện URL:
Đối với Chuyên mục URL sẽ có dạng: https://trangwebcuaban.com/category/am-thuc.
Trong khi đó đối với Tag URL sẽ có dạng: https://trangwebcuaban.com/tag/am-thuc.

Bạn cần bao nhiều Chuyên mục cho trang web của mình?

Cho đến phiên bản 2.5, WordPress mới có khái niệm về Thẻ. Các phiên bản trước đó không có khái niệm này. Điều này làm cho danh sách các danh mục rất dài, bởi vì người dùng sử dụng nó để tạo rất nhiều chuyên mục con để phân loại và sắp xếp bài viết một cách chính xác. Thẻ đã được thêm vào để cải thiện trải nghiệm của người đọc trang web của bạn.
Tôi cho rằng không có số lượng Chuyện mục cụ thể nào tối ưu trên trang web. Vì số lượng các Chuyên mục nó phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của trang web. Tuy nhiên để tối ưu cấu trúc trang web và tăng trải nghiệm người dùng bạn nên dùng cả Chuyên mục con và Thẻ.
Chuyên mục dùng để nhóm các bài viết có chung một chủ đề. Tốt nhất bạn nên dùng các Chuyên mục cha, sau đó mới tạo ra các Chuyên mục con khi trang web của bạn ngày càng phát triển. Không có cách nào để giúp bạn tạo ra các Chuyên mục phù hợp cả. Vì rất có thể khi mới bắt đầu viết blog bạn sẽ chỉ có thể viết 1 bài mỗi ngày, hoặc tối đa cũng chỉ 3 đến 5 bài một ngày. 

Có nhiều Chuyên mục chẳng có ý nghĩa gì khi mà mỗi Chuyên mục chỉ có vài bài viết. Có 5 Chuyên mục nhưng bài viết được cập nhập thường xuyên còn tốt hơn là có 30 Chuyên mục với nội dung cũ kỹ.
Hãy để tôi ví dụ thế này bạn sẽ hiểu rõ vấn đề hơn. Giả sử bạn đang xây dựng một blog về truyền thông xã hội. 

Bạn muốn chia sẽ các thủ thuật, tin tức, công cụ, khoá học…Bạn có thể tạo các Chuyên mục cha như Facebook, Twitter, Google+, LinkedIn…Trong mỗi Chuyên mục cha, bạn tạo các chuyên mục con như: Công cụ, Hướng dẫn, Tin tức, Khoá học…

Đó là một tư duy ngắn hạn vì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối về sau. Điều gì xảy ra nếu một trong các trang mạng xã hội đó bị chết (Chỉ ví dụ thôi) và bạn muốn thêm vào một chuyên mục có tên là Games? Tất nhiên là bạn sẽ phải thêm vào một Chuyên mục Games và các Chuyên mục con của nó.
Cách tốt hơn để tổ chức Chuyên mục cho trang web của bạn là bạn tạo những Chuyên mục có thể mở rộng dễ dàng trong tương lai. Bạn có thể tạo các Chuyên mục cha là Hướng dẫn, Tin tức, Khoá học, Công cụ… 

Nhưng làm thế nào để độc giả của bạn biết đây là Hướng dẫn về Twitter, tin tức về Facebook, khoá học về LinkedIn…Đơn giản là bạn chỉ cần thêm Thẻ Twitter, Facebook, LinkIn là xong. Bạn cũng có thể thiết kế Chủ đề được quan tâm và kiểm soát theo cách thủ công bằng các liên kết đến các Thẻ phổ biến như Facebook, Twitter, LinkedIn..

Khi nào thì dùng Chuyên mục con?

Chúng ta đều biết rằng nếu chúng ta đăng 1 bài vào sub-category thì tại category chính bài đó vẫn hiển thị. Vì vậy để tối ưu sử dụng sub-category thì các bạn chỉ sử dụng khi muốn mở rộng phạm vi đề cập tới category đó.
Giả sử bạn đang viết một bài viết về ẩm thực có liên quan đến Phở. Bạn chỉ cần gắn thẻ ‘Phở’ cho nó là xong. Nhưng nếu bạn viết rất nhiều bài viết về Phở (khoảng trên 10 bài), thì bạn nên tạo một Chuyên mục có tên là Phở trong Chuyên mục Ẩm thực.
Khi bạn thêm một Chuyên mục con mới bạn sẽ phải chỉnh sửa các URL cho các bài đăng cũ của mình. Nếu cấu trúc URL của bạn là /category/postname/, hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng plugin Redirection. Nó sẽ tự động chuyển hướng các bài viết đã sửa đổi của bạn sang URL mới, do đó bạn có thể giữ được thứ hạng cho trang của mình trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.
Tôi có bắt buộc phải dùng Chuyên mục con không? Tất nhiên là không rồi. Việc dùng Chuyên mục con mục đích là để độc giả của bạn dễ dàng tìm thấy nội dung. Bạn có thể dùng thẻ để làm điều này.

Một bài viết có nên dùng nhiều Chuyên mục?

Có thể bạn đã đọc ở đâu đó rằng một bài viết nếu dùng nhiều Chuyên mục sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO của bạn. Một số người lại cho rằng bạn sẽ bị phạt vì trùng lặp nội dung. Riêng tôi cho rằng những điều trên không đúng lắm.
Đừng để bản thân mình bị chi phối và lạc vào cái vòng lẩn quẩn của thế giới SEO. Hãy nhớ rằng mục đích của việc phân loại nội dung không gì khác ngoài việc giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nó.
Sự thật là một Chuyên mục cha không thể phân loại bài viết của bạn một cách đầy đủ và chính xác.
Giải sử bạn có 03 Chuyên mục cha là Quảng cáo, Tiếp thị và SEO. Khi bạn viết có nội dung liên quan đến cả 03 Chuyên mục trên thì phải làm thế nào? Cách tốt nhất là tạo một Chuyên mục cha bao gồm cả 03 Chuyên mục trên.
Rất may là cả 03 Chuyên mục trên điều thuộc về lĩnh vực kinh doanh. Bạn chỉ cần tạo Chuyên mục cha là Kinh doanh, sau đó tạo thêm 03 Chuyên mục con là Quảng cáo, Tiếp thị và SEO.
Thêm nhiều Chuyên mục không làm tăng thứ hạng SEO của bạn. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng điều đó hữu ích cho độc giả của mình thì cứ làm. Nếu bạn lo lắng bị trùng lặp nội dung thì chỉ cần thêm thiết lập noindex, follow cho các chuyên mục con. Bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách dùng plugin Yoast SEO.

Nếu bạn muốn (noindex, follow) các Chuyên mục cụ thể thì bạn phải chỉnh sửa một cách thủ công. Plugin Yoast SEO cũng có tính năng thay đổi thiết lập noindex cho hàng loạt Chuyên mục.
Về cơ bản khi bạn thiết lập noindex, follow cho bất cứ thứ gì đó nó sẽ cho Google và các công cụ tìm kiếm khác biết để lần theo tất cả các liên kết trong danh mục này để lập chỉ mục. Tuy nhiên nó không lập chỉ mục cho Chuyên mục lưu trữ chính để tránh trùng lặp nội dung.
Kết luận: WordPress cho phép bạn thêm một bài viết vào nhiều chuyên mục. Bạn có thể làm điều đó nếu bạn nghĩ rằng nó có ích cho độc giả của bạn. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ Chuyên mục nó giống như Mục lục trên blog của bạn, ở đó mỗi bài viết là một chương thì một chương có thể nằm trong 02 phần riêng biệt? Câu trả lời là KHÔNG.

Có thể bị giới hạn số thẻ gắn trong một bài viết?

Câu trả lời là KHÔNG. WordPress không giới hạn số lượng thẻ mà bạn có thể gắn vào bài viết. Bạn có thể thêm 1000 thẻ nếu bạn thích. 

Tuy nhiên mục đích của việc gắn thẻ là để nhóm các bài viết có liên quan với nhau. Một lần nữa hãy nghĩ rằng Thẻ nó giống như chỉ mục của quyển sách. 

Đây là những từ khoá mà bạn dùng để liên kết các bài viết của bạn. Điều này giúp cho độc giả của bạn dễ dàng tìm các bài viết khi họ dùng trình tìm kiếm của WordPress.
Mặc dù không bị giới hạn số thẻ gắn vào bài viết nhưng bạn không nên gắn hơn 10 thẻ trong một bài. Trừ các trường hợp đặc biệt như trang của bạn là trang về phim ảnh. Bạn cần gắn thẻ các diễn viên trong phim. 

Vì vậy bạn cần giới hạn số thẻ gắn vào một bài viết nếu không muốn có hơn 10000 thẻ chỉ với 300 bài viết.

Tag có hoạt động giống Meta Keyword?

Nhiều người thường nhầm lẫn Tag hoạt động giống Meta Keywords (Thẻ khai báo từ khoá). Đây là lý do họ cố gắng thêm nhiều thẻ nhất khi có thể. 

Theo mặc định các tag không phải là Meta Keywords cho trang web của bạn. Mặc dù plugin Yoast SEO cho phép bạn sử dụng các giá trị của tag như một Meta Keywords mẫu. 

Nhưng nếu bạn không có các plugin này và chúng không được cấu hình để làm điều đó, thì các tag của bạn không hoạt động như một Meta Keywords.

Categorys và Tags: cái nào tốt hơn cho SEO?

Đây là câu hỏi mà nhiều độc giả hỏi tôi khi đọc bài viết này: Dùng Chuyên mục hay Thẻ có lợi cho SEO hơn? Câu trả lời đơn giản là  không có cái nào có lợi cho SEO hơn cái nào. Vì thế việc so sánh category và tag cái nào tốt hơn cho SEO là không cần thiết. Bạn nên dùng kết hợp giữa Chuyên mục và Thẻ để có được kết quả tốt nhất.

Tổng kết bài viết

Bạn xây dựng website/blog là để phục vụ cho con người chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm là tìm và mang lại những bài viết có nội dung chất lượng cho người dùng. 

Nếu bạn viết để phục vụ, mang lại lợi ích cho người đọc thì trang của bạn sẽ có thứ hạng cao về SEO một cách bền vững và lâu dài. Categorys và Tags chỉ là hai taxonomies dùng để phân loại nội dung trong WordPress. 

Đối với các trang web lớn hoặc các blog của các blogger dày dạn kinh nghiệm họ thường dùng taxomomies tuỳ chỉnh để phân loại nội dung. Hãy hình dung trang web của bạn như một quyển sách đang viết dở. Không ngừng phát triển và mở rộng các chủ đề. Nhưng phải đảm bảo nó không được lan man, mơ hồ. Sử dụng tags để liên kết các bài viết có cùng chủ đề. 

Nếu nhận thấy một thẻ nào đó trở nên phổ biến hãy tạo mới một chuyên mục con (sub-category) thay cho nó. Và khi bạn nhận thấy một chuyên mục con có thể nằm trong nhiều chuyên mục cha, hãy sử dụng thẻ thay thế cho nó. Hãy nhớ mục đích của việc sử dụng hợp lý giữa categorys và tags làm cho trang của bạn thân thiện và hữu ích hơn đối với người đọc.

Tôi hy vọng bài viết so sánh category và tag này sẽ giúp bạn phân biệt được categorys và tags cũng như kết hợp chúng một cách hợp lý để trang của bạn thân thiện và hữu ích hơn đối với người đọc.

Bạn có vấn đề gì còn thắc mắc về việc so sánh category và tag? Hãy để lại bình luận phía dưới, tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian nhanh nhất mà tôi có thể.

Nếu bạn thấy bài viết So sánh category và tag – Đâu là lựa chọn tốt nhất để phân loại nội dung này hữu ích dừng quên Like và Share!

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau!

So sánh Category và Tag

Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.