Bạn có muốn cài đặt và cấu hình plugin Yoast SEO một cách chính xác? Tại blog thanh1986t.com, tôi sử dụng plugin Yoast SEO cho blog của mình. Vì đây là giải pháp SEO hoàn chỉnh và phổ biến nhất cho cho các trang web xây dựng trên nền tảng WordPress. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình plugin Yoast SEO cũng như sử dụng các chức năng tuyệt vời của nó.
Yoast SEO là gì?
Yoast SEO (tên cũ là WordPress SEO by Yoast) là một trong các plugin quan trọng và phổ biến nhất hiện nay giúp tối ưu công việc SEO cho website. Được xây dựng và phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010. Đến nay, Yoast SEO gần như là một trong những plugin cơ bản nhất góp mặt trong hầu hết tất cả các website WordPress.
Yoast SEO hiện đang có 2 bản miễn phí và trả phí. Bản trả phí sẽ giúp bạn có thêm một số tính năng như redirect trang về một trang khác. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể SEO tốt với bản miễn phí của công cụ này.
Cài đặt Yoast SEO như thế nào?
Việc đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO. Nếu bạn chưa biết cách cài đặt hãy xem Hướng dẫn cài đặt WordPress plugin cho người mới bắt đầu tại đây.
Khi kích hoạt, bạn sẽ thấy một mục trình đơn mới trong thanh quản trị WordPress gắn nhãn SEO với biểu tượng Yoast SEO trên đó.
Bạn đã cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách cấu hình đúng đắn cho plugin mạnh mẽ này.
Cấu hình Yoast SEO
Bạn nên nhớ rằng bài viết này chỉ dành cho những người mới. Các tuỳ chọn trong bài viết này là đề xuất của chính tôi. Các "cao thủ" khác có thể có các tuỳ chọn theo sở thích của riêng họ. Vì vậy nếu bạn là người dùng đã có nhiều kinh nghiệm có thể bỏ qua các bước này.
Nếu bạn là người mới và muốn cấu hình Yoast SEO như tôi, hãy làm theo các bước một cách cẩn thận.
Bước 1. Chuyển dữ liệu
Bạn có một plugin WordPress SEO khác như All in One SEO pack hoặc một Framework theme như Genesis có liên quan đến dữ liệu?
Nếu bạn muốn sử dụng Yoast SEO một cách hiệu quả, tốt nhất bạn nên chuyển tất cả các dữ liệu từ các plugin khác sang Yoast SEO trước khi bạn ngừng kích hoạt chúng.
Để thực hiện việc này, tôi đề nghị bạn nên dùng công cụ SEO Data Transporter của StudioPress. Nếu bạn đang cấu hình Yoast SEO trên một blog mới có thể bỏ qua bước này.
Bước 2. Cài đặt chung
Nhấp vào biểu tượng SEO trên trình đơn phía tay trái bạn sẽ đến trang cấu hình cho plugin. Nhấp vào thẻ General bạn sẽ thấy mục Configuration wizard dùng để hướng dẫn cấu hình cho Yoast SEO. Bạn hãy bỏ qua trình hướng dẫn cấu hình này đi, vì tôi sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước một.
Bước 3. Tính năng
Hãy chuyển sang Tab ‘Features’ để bật các cài đặt nâng cao.
Trong mục Advanced Setting pages (Trang cài đặt nâng cao), bạn nhấp bạn nút Enable để bật các tính năng nâng cao. Sau đó nhấp vào nút Save changes để lưu lại cấu hình.
Nhìn qua phía bên trái, bạn sẽ thấy các mục mới xuất hiện trong trình đơn Yoast SEO của mình. Những mục này bao gồm: Titles & Meta (Tiêu đề và mô tả), XML Sitemaps (Sơ đồ trang), Social (Mạng xã hội), Advanced (Cài đặt nâng cao) và Tools (Công cụ).
Hãy kiên nhẫn đọc các hướng dẫn chi tiết ở phần sau để hiểu các tính năng và cấu hình một cách chính xác cho plugin Yoast SEO của bạn.
Bước 4. Thông tin của bạn
Tiếp theo bạn chuyển sang Tab "Your Info". Đây là nơi bạn mà bạn sẽ cung cấp thông tin về trang web của bạn cũng như cá nhân, công ty quản lý nó.
Bạn điền vào tên trang web của bạn ở ô Website name. Điền tên thay thế cho trang web của bạn vào mục Alternate name. Mục đích của việc làm này là khai báo cho các công cụ tìm kiếm thông tin về trang web của bạn. Tên trang web của bạn có thể là tiêu đề trang web của bạn.
Nếu bạn để trống Website name và Alternate name, Yoast SEO sẽ tự động lấy tiêu đề trang web để đặt cho tên trang.
Tuỳ chọn tiếp theo là Comany or person. Đây là tuỳ chọn để xác định xem trang web này do công ty hoặc cá nhân nào điều hành, quản lý. Nếu bạn chọn Company bạn sẽ phải khai báo tên công ty, chọn logo của công ty. Nếu bạn chọn Person bạn sẽ phải nhập tên của cá nhân vào ô Your name.
Bước 5. Webmaster Tools (Công cụ quản trị trang web)
Nếu bạn đã tìm hiểu về SEO, chắc hẳn bạn đã nghe nói về việc các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex và Alexa cho phép chủ sở hữu quản lý các trang web của họ bằng webmaster tools.
Webmaster tools cho phép bạn xem các thông tin chi tiết và các thông tin có liên quan khác về trang của bạn từ các công cụ tìm kiếm cụ thể.
Để xác minh quyền sở hữu và xem các dữ liệu độc quyền trên trang web của mình bạn có thể dùng cách thêm thẻ meta hoặc tải tập tin xác minh lên trang của mình. Hầu hết những người mới bắt đầu đều cảm thấy khó khăn trong việc thêm thẻ meta. Vì vậy Yoast SEO đã cung cấp tính năng này để đơn giản các quy trình.
Bạn chỉ việc copy thẻ meta được cung cấp bởi các công cụ tìm kiếm và dán vào phần dưới Webmaster Tools verification và nhấn Save change để lưu lại. Bạn cũng có thể chọn tuỳ chọn HTML file upload. Tải file html được cung cấp bởi các công cụ tìm kiếm sau đó upload lên thư mục cài đặt trang web của bạn và nhấn VERIFY.
Bước 6. Bảo mật
Tab cuối cùng trong phần cài đặt chung của Yoast SEO là Security. Chỉ có hai lựa chọn là Enable và Disable Advanced part of the WordPress SEO meta box. Bạn nên để tuỳ chọn Disable nếu trang của bạn có nhiều tác giả. Vì khi chọn Enable mọi tác giả đều có thể thay đổi các thiết lập liên quan đến SEO cho trang web của bạn. Không có gì chắc chắn rằng tất cả mọi người đều thiết lập SEO một cách tối ưu.
Bước 7. Titles & Metas
Phần Titles & Metas (Tiêu đề và mô tả) trong trình đơn Yoast SEO có một số các tuỳ chọn. Tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến mọi người các tuỳ chọn đó
1. General
Tại đây bạn có thể chọn ký hiệu, biểu tượng bạn muốn dùng để phân cách tiêu đề bài viết với tên trang web. Tuỳ chọn mặc định là dấu gạch ngang. Bạn có thể chọn nó nếu bạn không thích các biểu tượng khác.
2. Homepage Title
Tiếp theo, tôi sẽ thực hiện một số thiết lập để định dạng cho tiêu đề trang web. Theo mặc định bạn sẽ thấy các trường này được điền mẫu sẵn. Vậy đâu là sự khác nhau giữa tiêu đề mẫu và tiều đề mà bạn muốn thiết lập?
Đối với các trang có nội dung ít thay đổi như Trang chủ chẳng hạn, bạn chỉ cần đặt tiêu đề, mô tả và từ khoá tĩnh. Nhưng đối với các bài viết, tiêu đề sẽ thay đổi khi bạn chuyển từ bài này sang bài khác.
Các tiêu đề mẫu cho phép bạn xác định cách tổ chức của tiêu đề và các thông tin khác.
Hãy xem hình ảnh bên dưới để biết cách cài đặt tiêu đề cho trang chủ. Theo mặc định, các biến mẫu trong trường tiêu đề hoạt động tốt đối với tất cả các trang web. Tuy nhiên bạn cần thay đổi nó để nó chuyên nghiệp và mang dấu ấn cá nhân của bạn. Nhập mô tả, sau khi hoàn tất nhấp vào nút Save changes để lưu lại. Đơn giản thế thôi.
3. Post Types
Post Type là khái niệm dùng để phân biệt nội dung trong WordPress. Theo mặc định, WordPress cung cấp 02 kiểu bài viết là Page (Trang) và Post (Bài viết). Người dùng cũng có thể tuỳ biến, thêm các kiểu nội dung khác (Custom Post Type).
Yoast SEO cho phép bạn đặt tiêu đề và mô tả cho trang, bài viết, đa phương tiện và các loại bài viết tuỳ chỉnh khác. Tiêu đề và mô tả của website sẽ được sử dụng nếu bạn quên thêm tiêu đề và mô tả cho từng bài viết.
Tôi khuyên bạn nên để trống trường mô tả cho tất cả các bài viết. Và bạn cũng chỉ nên sử dụng tiêu đề bài viết dưới dạng tiêu đề mẫu.
Nên nhớ rằng, Plugin Yoast SEO có một SEO meta box trong khu vực chỉnh sửa bài viết của bạn. Để có được hiệu quả SEO tối đa, tôi khuyên bạn nên nhập tiêu đề và mô tả vào mỗi bài viết một cách thủ công. Nếu không Yoast SEO sẽ sử dụng tiêu đề như được định nghĩa ở đây và sẽ tự động thêm mô tả cho các bài viết và trang của bạn.
4. Taxonomies
Taxonomies là thuật ngữ dùng để phân loại Category trong WordPress. Theo mặc định trong WordPress có 02 loại taxonomies là Category và Tag. Bạn cũng có thể tạo ra taxonomies mới (Custom taxonomy).
Trên tab Taxonomies bạn có thể cấu hình Titles and Meta cho Chuyên mục, Thẻ, Lưu trữ... Các biến mẫu mặc định hoạt động trên hầu hết các trang web. Đối với các mô tả, hãy nhớ rằng Yoast SEO chọn các mô tả từ Chuyên mục và Thẻ của bạn.
Nếu bạn không có bất cứ mô tả nào cho Chuyên mục, Thẻ hoặc Taxonomies tuỳ chỉnh thì WordPress SEO sẽ không thêm mô tả trong cho các phân loại này.
5. Archives
Trên tab Archives, bạn có các cài đặt cho tiêu đề và mô tả của các trang lưu trữ và các trang đặc biệt như trang tìm kiếm và 404.
Nếu đây là blog cá nhân của riêng bạn, chỉ có mình bạn là tác giả tôi khuyên bạn nên vô hiệu hoá Author archive setting để tránh trúng lặp nội dung.
6. Other
Tab Other có một số cài đặt bổ sung. Như bạn có thể vô hiệu hoá việc lấy mô tả từ Dmoz hoặc Yahoo cho các trang của bạn. Cái này cũng không có gì quan trọng lắm nên bạn cứ để như mặc định là được.
Bước 8. Phần Social
Như chúng ta đã biết, Yoast SEO là một plugin mạnh mẽ và có nhiều tính năng để tối ưu hoá toàn diện trang web của bạn. Một tính năng tuyệt vời của nó là tích hợp trang web của bạn với các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Twitter, Google+...
Nhấp vào liên kết Social dưới trình đơn Yoast SEO để thiết lập các nền tảng này. Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách thiết lập đối với mỗi loại.
1. Accounts
Đây là tab đầu tiên trong mục cài đặt đối với các nền tảng mạng xã hội. Bạn hãy nhập vào tài khoản mạng xã hội của mình. Điều này giúp cho Yoast SEO báo với Google hồ sơ mạng xã hội của bạn. Do vậy, chúng sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi người sử dụng tìm kiếm theo thương hiệu của bạn.
Bạn chỉ cần thêm URL và hồ sơ cá nhân đối với các mạng xã hội chính.
2. Facebook
Tại Tab Facebook, trước tiên hãy đảm bảo rằng tuỳ chọn Add Open Graph meta data được bật (Enabled). Tuỳ chọn này cho phép WordPress SEO thêm Facebook Add Open Graph meta data vào thẻ <head> trên trang web của bạn.
Điều này sẽ giúp Facebook hiển thị hình ảnh thu nhỏ bên phải và thông tin trang web của bạn khi bạn chia sẽ bài viết lên Facebook.
Tùy chọn tiếp theo là cung cấp hình thu nhỏ cho trang chủ của bạn với tiêu đề và mô tả về SEO. Hình ảnh và mô tả này sẽ được sử dụng khi ai đó chia sẻ trang chủ của trang web của bạn trên Facebook.
Sau đó, bạn có thể cung cấp URL hình ảnh thu nhỏ mặc định. Hình ảnh này sẽ được sử dụng cho tất cả các bài viết không có hình thu nhỏ.
Tuỳ chọn tiếp theo là liên kết trang web của bạn đến với hồ sơ trên Facebook. Hồ sơ này có thể là hồ sơ người dùng hoặc ứng dụng trên Facebook.
Bạn có thể thêm một Facebook admin. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể truy cập vào Facebook Insights từ trang web của mình.
Bạn nhấp vào nút Add Facebook admin. Trong trường Admin's name bạn nhập vào tên và trong trường Admin's Facebook user ID bạn copy ID dán vào và nhấp nút Add Facebook admin. Nếu bạn không biết ID của mình có thể vào đây để tìm.
3. Twitter
Đối với Twitter, bạn có thể thêm thẻ Twitter vào phần đầu của trang web. Bạn cũng có thể chọn loại thẻ để sử dụng. Bạn nên sử dụng tuỳ chọn Summary with large image (Tóm tắt với hình ảnh lớn).
4. Pinterest
Giống như Facebook, Pinterest cũng sử dụng Open Graph meta data. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn Enabled Add Open Graph meta data trong mục cài đặt Facebook.
Có hai cách để xác minh trang web của bạn với Pinterest. Một là dùng thẻ meta, hai là tải file do Pinterest cung cấp sau đó upload lên thư mục gốc cài đặt trang web của bạn.
Cách 1: Dùng thẻ meta
Bước 1: Lấy thẻ meta- Nhấp vào tên của bạn ở phía trên của Pinterest
- Nhấp vào biểu tượng Account settings
- Trong trường Website, bạn nhấp vào Confirm website
- Copy thẻ meta.
Copy thẻ meta và dán nó vào phía dưới thẻ <head>, trên thẻ <body> trên trang web của bạn.
Bước 3: Hoàn tất việc xác minh
Quay lại Pinterest và nhấp vào Finish (Finish sẽ tự động kiểm tra thẻ meta và xác nhận trang web của bạn)
Cách 2: Upload file do Pinterest cung cấp lên thư mục cài đặt website của bạn
Bước 1: Tải file
- Nhấp vào tên của bạn ở phía trên của Pinterest
- Nhấp vào biểu tượng Account settings
- Trong trường Website, bạn nhấp vào Confirm website
- Tải file do Pinterest cung cấp về máy tính của bạn. (Lưu ý là không được đổi tên file)
Bước 2: Upload file lên website của bạn
Tải tập tin HTML này lên thư mục gốc nơi cài đặt website của bạn. Tên thư mục gốc phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ hosting có thể là public_html, www, hoặc wwwroot.
Bước 3: Hoàn tất việc xác minh
Quay lại Pinterest và nhấp vào Finish (Finish sẽ tự động kiểm tra thẻ meta và xác nhận trang web của bạn).
5. Google+
Nếu bạn đã tạo trang Google+ cho doanh nghiệp của mình, hãy nhập URL của nó tại đây.
Bước 9. XML Sitemaps
XML Sitemaps (Sơ đồ trang) rất cần thiết cho trang web của bạn. Đây là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để lập chỉ mục và thông báo nội dung trên trang của bạn đến các công cụ tìm kiếm.
Sử dụng plugin Yoast SEO bạn sẽ dễ dàng thêm XML Sitemaps trong WordPress. Mục cài đặt XML Sitemaps được chia thành nhiều Tab khác nhau. Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết tường cho bạn cách cài đặt trong từng Tab.
Nhưng trước tiên bạn phải chắc chắn rằng XML sitemap fuctionality đã được bật.
Sau đó bạn nhấp vào Tab 'Post Types' và vô hiệu hoá bất kỳ bài viết nào mà bạn không muốn đưa vào sở đồ trang của mình. Theo mặc định Yoast SEO tắt Media Attachments từ sơ đồ trang.
Lặp lại các bước tương tự đối với Tab Taxonomies. Nếu có những thứ bạn không muốn đưa vào sơ đồ trang bạn có thể loại bỏ nó tại đây.
Tab Excluded Post cho phép bạn loại bỏ các trang, bài viết ra khỏi sơ đồ trang. Bạn chỉ cần nhập post ID's vào trường Post to exclude rồi nhấp Save changes. Các ID được phân cách bằng dấu phẩy và có dạng: 1,2,99,100.
Nếu bạn chưa biết cách tìm post ID's hãy tìm hiểu bài viết Làm thế nào để tìm Post, Category, Tag, Comment hoặc User ID trong WordPress.
Bước 10. Advanced
Trang Advanced (Cài đặt nâng cao) cho phép bạn cấu hình breadcrums, permalinks, and RSS.
1. Breadcrums
Breadcrumbs là phần đường dẫn liên kết tới nội dung hiện tại xuất hiện ở phía trên tiêu đề nội dung, như hình bên dưới:
Breadcrums rất tuyệt vời cho việc liên kết và định hướng trên trang web của bạn. Các breadcrums cũng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, làm tăng lợi thế trong tìm kiếm cho trang của bạn.
Hãy bật Enable Breadcrums để thấy các tuỳ chỉnh khác. Việc sử dụng Breadcrums chỉ đơn giản là sở thích. Hiện nay hầu như tất cả các theme trả phí đều cung cấp tính năng này.
2. Permalinks
Để tránh nhầm lẫn, Permalinks tôi nói ở đây là Permalinks trong Yoast SEO chứ không phải trong Setting của WordPress. Tuỳ chọn này không giúp bạn tạo các URL thân thiện với SEO. Nó giả định rằng bạn đã làm điều đó.
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu các tính năng của tab Permalinks.
- Strip Category Base:
Theo mặc định, WordPress sẽ thêm đường dẫn của một category vào /category/. Nếu nhấp vào nút Remove bạn sẽ loại bỏ nó ra khỏi category URL. Có một số người chọn Remove, tuy nhiên tôi khuyên bạn nên để vậy nếu không muốn liên kết của chuyên mục và liên kết của trang xung đột khi trùng tên.
- Redirect attachment URLs to parent post URL:
Tuỳ chọn này dùng chuyển các URL của file đính kèm đến bài viết chứa chúng. WordPress cho phép bạn đính kèm hình ảnh và các tập tin đa phương tiện khác vào bài viết. Các tập tin này nó điều có URL riêng của nó. Điều này không cần thiết trong nhiều trường hợp. Vì thế tuỳ chọn này sẽ cho phép bạn chuyển URL của file đính kèm sang URL của bài viết.
- Stop words in slugs
Phần này chỉ có tác dụng trong các trang web tiếng Anh. Nó giúp bạn loại bỏ các từ ngừng (stopwords) trong URL như 'a', 'the'...Bạn có thể xem danh sách các stopwords tại đây. Yoast SEO cho rằng bằng cách loại bỏ các stopwords, các URL của bạn sẽ đơn giản, tối ưu hơn. Mặc dù nó làm cho URL ngắn gọn hơn nhưng tôi không thích điều này. Vì sao ư? Vì tôi dùng Tiếng Việt. Khi trong URL có từ 'the' là nó lại báo. Ví dụ tôi viết một bài có tiêu đề là: "Làm thế nào để abc...". Tôi đặt tên trong URL là lam-the-nao-de-abc. Thế là bị báo URL của bạn có chứa stopwords. Vì vậy mà tôi đã vô hiệu hoá tuỳ chọn này.
- Remove the ‘replytocom’ variable:
Tự động loại bỏ tham số
?replytocom
trên các đường dẫn trả lời bình luận để tránh bị trùng tiêu đề và mô tả.
Giúp ngăn chặn các bình luận hoạt động khi người dùng bị tắt Javascript. Điều này giúp cho các clawler tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả thu thập dữ liệu nhất là đối với các trang web có nhiều bình luận.
- Redirect ugly URLs to clean permalinks. (Not recommended in many cases!)
Việc chuyển hướng các URL "xấu xí" để "làm đẹp" cho các permalinks là không cần thiết. Bạn nên bỏ qua mục này nếu bạn không hiểu mình đang làm gì. Cứ để nguyên như mặc định là được.
3. RSS
RSS Feeds thường được những người khác sử dụng để chèn nội dung từ trang web của bạn. Yoast SEO cho phép bạn thêm một backlink tới trang của bạn từ mỗi bài viết. Điều này không chỉ giúp bạn nhận được một lượng lớn backlink mà còn cho Google biết rằng bạn là nguồn cấp dữ liệu.
Bước 11. Công cụ
Nếu bạn đã đọc đến đây, bạn sẽ thấy chúng ta đã mất rất nhiều thời gian để cấu hình cho Yoast một cách đúng đắn. Vậy có cách nào có thể giúp tiết kiệm thời gian hơn không? Kiểu như xuất dữ liệu đã cấu hình sau đó lưu trữ rồi khi cần thì đem ra phục hồi.
Tin vui là Yoast SEO cung cấp các công cụ rất hữu ích ích giúp bạn có thể xuất các cài đặt để sử dụng trong tương lai.
Bulk editor cho phép bạn chỉnh sửa hàng loạt tiêu đề và mô tả bài viết và trang của bạn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tôi không khuyến khích bạn sử dụng nó. Tiêu đề và mô tả nếu bị trùng lặp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SEO của bạn.
Một công cụ khác là File editor cho phép bạn thay đổi một cách nhanh chóng các file quan trọng về SEO như robots.txt, .htaccess. Nếu bạn là người mới tôi khuyên bạn nên tránh xa cài đặt này. Chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng có thể làm các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy trang của bạn.
Bước 12. Search Console
Search Console cho phép bạn kết nối trang web của bạn với Google Search Console (Tên gọi trước đây là Webmaster Tools).
Bạn chỉ cần nhấp vào nút Google Authorization Code. Bạn sẽ được chuyển đến trang Search Console để lấy mã xác minh. Nhập mã này vào sau đó nhấn nút Authenticate để hoàn tất xác minh.
Sau khi xác minh xong, bạn sẽ được yêu cầu chọn 01 profile. Bạn chỉ cần chọn 01 trang web từ danh sách sổ xuống và nhấn vào Save profile là xong.
Bây giờ Yoast SEO sẽ nhập dữ liệu Search Console của bạn vào WordPress. Bạn có thể thấy các Tab như: Desktop, Smartphone, Feature Phone trên màn hình. Đây là nơi mà bạn có thể nhìn thấy các lỗi phát sinh trong quá trình thu thập dữ liệu liên quan đến trang của mình.
Bước 13.Redirects
Tính năng này chỉ có trên Yoast SEO Premium. Nó cho phép bạn nhanh chóng thiết lập chuyển hướng trang web của mình. Bạn có thể nhanh chóng khắc phục lỗi 404 trong bảng điều khiển tìm kiếm của Google của mình bằng cách thiết lập chuyển hướng và đánh dấu chúng dưới dạng cố định trong Search Console.
Bước 14. Tuỳ chỉnh và tối đa hoá hiệu quả SEO
Chỉ cài đặt và cấu hình thôi là chưa đủ. Bạn cần phải tuỳ chỉnh cài đặt trên từng bài viết để tận dụng tối đa tính năng của Yoast SEO. Bạn đừng nghĩ đây là việc lặt vặt và nhàm chán. Chính những việc này sẽ tối đa hiệu quả SEO cho trang của bạn.
SEO cho các bài viết và trang
Khi chỉnh sửa bất kỳ một bài viết hoặc trang nào trong WordPress, bạn sẽ nhìn thấy một metabox (khung nhập liệu) ở phía dưới trình soạn thảo có tên là Yoast SEO. Hộp này đi kèm với hàng tá các tính năng về SEO giúp bạn cải thiện kết quả SEO cho bài viết và trang của mình.
Bạn có thể nhấp vào ô SEO title để chỉnh sửa và xem trước sự thay đổi. Bạn cũng có thể nhấp vào nút Edit snippet để thêm tiêu đề và mô tả cho trang của mình. Bạn nên viết tiêu đề và mô tả thay vì để Yoast làm tự động.
Tiêu đề bài viết và tiêu đề SEO có thể không giống nhau. Bạn nên viết mô tả thay vì để trình trích dẫn làm việc này một cách tự động. Tính năng Excerpt (trích đoạn) chỉ lấy đoạn đầu tiên để mô tả bài viết. Điều nay không thể nêu bật được hết nội dung quan trọng trong bài viết của bạn.
Hãy chọn một từ khoá tập trung (focus keyword) mạnh mẽ để tối ưu hoá kết quả SEO. Khi bạn nhấp vào nút Update bài viết, Yoast SEO sẽ phân tích bài viết như hình dưới. Điều này giúp bạn có được một cái nhìn chi tiết hơn về bài viết của mình. Cái gì đã được và cái gì cần phải cải thiện.
Hãy dùng công cụ phân tích của Yoast SEO để tham khảo. Đừng quá phụ thuộc vào nó dù rằng nó khá chính xác.
SEO dành cho chuyên mục và thẻ
Giống như bài viết và trang, bạn cũng có thể ghi đè lên tiêu đề và mô tả cho các chuyên mục, thẻ, lưu trữ, tác giả.
Bạn vào Posts » Categories và nhấp vào liên kết chỉnh sửa dưới bất cứ chuyên mục nào. Trên trang chỉnh sửa chuyên mục, cuộn xuống phía dưới và bạn sẽ thấy hộp metabox của Yoast SEO.
Tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn cài đặt và cấu hình Yoast SEO một cách chính xác.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên like và share!
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!
Post a Comment