Hướng dẫn cài đặt XAMPP và WordPress trên localhost

Cài đặt XAMPP và WordPress trên máy tính sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trước khi đưa Website của bạn lên môi trường internet. Có được một môi trường localhost là một điều kiện thiết yếu để làm việc với WordPress như cài đặt thử nghiệm các phiên bản mới, cài đặt themes, plugin…. trước khi bạn có một website hoàn chỉnh. Và localhost cũng là một nơi an toàn và nó cũng cung cấp một môi trường lý tưởng để bạn thử nghiệm ý tưởng của mình tránh khỏi các cặp mặt tò mò hoặc hacker. Vậy localhost là gì và nó vận hành như thế nào? XAMPP là gì và cài đặt ra sao? Tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể và dễ hiểu nhất để các bạn mới bắt đầu cũng có thể thực hiện dễ dàng.

 Localhost là gì và nó vận hành như thế nào?

Localhost được ghép từ hai từ local có nghĩa là cục bộ, địa phương và từ host có nghĩa là chủ nhà. Trong tin học localhost nó có nghĩa là máy chủ được chạy trên chính máy tính của bạn. Chúng ta đã từng nghe về phần mềm giả lập, vậy có thể hiểu localhost chính là webserver được giả lập để vận hành, chạy thử trên máy tính của chúng ta. Có rất phần mềm dùng để giả lập, tạo môi trường localhost trên máy tính của chúng ta như cài Apache, PHP, MySQL; AppSever; XAMPP… trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt XAMPP vì tính tiện lợi của nó.
Khi cài đặt Localhost vào máy tính rồi, thì máy tính của bạn đã có một phần mềm Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost.
Thông thường khi cài Localhost, mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.

Lưu ý trước khi cài đặt XAMPP

Nếu bạn có cài đặt các phần mềm liên quan đến việc làm localhost như PHP, MySQL thì hãy xoá hết. Và bạn không nên cài XAMPP trên Windows Server đã cài đặt IIS.
Nếu máy bạn đang cài đặt phần mềm Skype thì localhost sẽ không hoạt động được do Skype đã chiếm quyền sử dụng cổng mạng 80, đây là cổng mặc định của webserver. Do đó, bạn hãy mở Skype -> Tools -> Connection Options -> và bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…..” rồi nhập một cổng bất kỳ để Skype sử dụng.
cai-dat-xampp-skype
Sửa xong, hãy khởi động lại máy để hoàn tất.

Tắt tường lửa

Nếu máy bạn có cài đặt tường lửa từ Windows hay từ một phần mềm Antivirus nào khác thì hãy tắt nó đi vì có thể nó sẽ chặn cổng 80 hoặc các ứng dụng webserver.

Tắt UAC trên Windows

Nếu máy của bạn đang dùng Windows và có bật chức năng User Account Control thì hãy tắt nó đi khi dùng localhost để tránh các vấn đề bị giới hạn quyền.
Để tắt UAC trên Windows 7 bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bấm Start, trong ô Search programs and files


[​IMG]
bạn gõ “UAC” rồi ấn Enter


[​IMG]
Bước 2: Cửa sổ User Account Control Settings hiện ra, bạn kéo thanh cuộn xuống dưới cùng tương ứng với mức Never notify và bấm OK


[​IMG]

Bước 3: Khởi động lại máy để hoàn tất.

XAMPP là gì?

XAMPP là phần mềm tạo máy chủ Web (WebServer) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, Perl, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin. Đó là một giải pháp đơn giản và gọn nhẹ cho phép bạn tạo một WeServer cho mục đích thử nghiệm. XAMPP chạy được trên Mac, Linux nhưng hôm nay chúng ta tập trung vào việc cài đặt XAMPP và WordPress trên môi trường Windows.

Cài đặt XAMPP

Bạn vào trang https://www.apachefriends.org để tải XAMPP
The Apache Friends website.
Dung lượng của XAMPP là 109M. Sau khi tải về, các bạn chạy file installer để cài đặt. Trong quá trình cài đặt có thể bạn sẽ nhận được cảnh báo như Windows hỏi bạn có muốn cài đặt hay không và cài đặt nhắc bạn cài chương trình diệt virus…. Nhấn Yes để tiếp tục cài đặt. Các hướng dẫn cài đặt của XAMPP sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt. Nhấn Next
The XAMPP setup wizard.
Trình hướng dẫn cài đặt của XAMPP
Trong cửa số tiếp theo, chương trình sẽ hỏi bạn chọn thành phần nào của phần mềm bạn thích, bạn cần để cài đặt và những cái bạn không muốn cài đặt. Tuy nhiên có những lựa chọn như Apache, PHP thành phần cơ bản để chạy phần mềm và nó sẽ được cài đặt tự động, bạn không thể chọn bỏ nó được.
Choose the options you want to install.
Lựa chọn thành phần bạn muốn cài đặt.
Nhấn Next, chọn thư mục bạn muốn cài đặt XAMPP trên máy tính của mình. Ở đây tôi tạo một thư mục mới C:\Program Files\XAMPP.
Enter the path where you would like to install XAMPP.
Nhập hoặc duyệt đường dẫn nơi bạn muốn cài XAMPP
Ở cửa số tiếp theo, bạn sẽ được hỏi xem có muốn cài đặt Bitnami for XAMPP – Công cụ miễn phí để cài đặt WordPreess, Drupal và Joomla. Chúng ta sẽ cài đặt WordPress một cách thủ công nên bạn bỏ chọn “Learn more about Bitnami for XAMPP” và nhấn Next.
We don't want to install any free installers.
Bỏ chọn nếu không muốn cài đặt Bitnami for XAMPP.
Sau tất cả các bước trên, XAMPP bắt đầu kết thúc cài đặt. Nhấn Next
Installing XAMPP.
Sau tất cả các bước cài đặt
Sau khi cài đặt, bạn sẽ được hỏi xem bạn có muốn bắt đầu các XAMPP Control Panel, trong đó cung cấp một giao diện để chạy môi trường localhost của bạn. Để lại tùy chọn này đánh dấu và nhấn Finish.
The installation process is quick and painless, though it's not uncommon for Windows to throw up warnings every now and then.
Quá trình cài đặt diễn ra một cách nhanh chóng. Xin chúc mừng cuối cùng bạn cũng đã cài đặt thành công XAMPP
Control Panel (Bảng điều khiển) sẽ tự động mở, nhưng nếu bạn không chọn Tùy chọn ở cửa sổ trước đó, bạn có thể đi đến thư mục cài XAMPP trên máy tính của mình để mở XAMPP Control Panel.
Nếu quá trình cài dặt diễn ra xuông sẻ, bảng điều khiển sẽ mở ra với chữ màu đen và màu xanh. Nhưng nếu có một vài sự cố, lỗi nhỏ nó sẽ hiện chữa màu đỏ như hình
Gah! Errors :/
Các bạn nhìn các hàng chữ màu đỏ, nó giống như là chúng ta bị lỗi. Những đừng quá hoảng hốt, đó chỉ là do sự xung đột về cổng mà thôi (port conflict)

Sửa lỗi Port Conflict

Nguyên nhân dẫn đến XAMPP bị lỗi xung đột cổng như trên thường là do một chương trình nào đó trên máy tính của bạn sử dụng cổng 80 hoặc 443. Đây lại là cổng mà Apache và PHP cần để chạy nên dẫn đến xung đột.
Nếu bạn dùng Windows 10, World Wide Web Publishing Service thường dùng cổng 80. Bạn có thể dễ dàng tắt nó đi thậm chí là xóa bỏ cũng được.
Để ngừng dịch vụ bạn làm như sau:
  1. Vào Start, gõ  “services.msc” và chọn lựa kết quả chính xác nhất.
  2. Tìm đến World Wide Web Publishing Service
  3. Click chuột trái và chọn Stop
  4. Nó sẽ trả lại “tự do” cho cổng 80. Khi bạn khởi động XAMPP lại, lỗi này sẽ biến mất.
Nếu làm cách trên mà vẫn không hết lỗi, bạn hãy thiết lập một quy tắc tường lửa mới để mở cổng như sau:
  1. Mở Windows Firewall trên máy tính của bạn và kích vào Advanced Settings phía bên trái.
  2. Click vào Inbound sau đó click cuột trái chọn New Rule.
  3. Click Port và sau đó là TCP. Phí dưới trường Specific Ports gõ vào “80, 443” và nhấn Next
  4. Kích chọn Allow the Connection sau đó nhấn Next
  5. Chắc chắn rằng tất cả các tùy chọn đều đã được chọn. Kích Next
  6. Trong trường Tên, điền bất kỳ tên nào bạn thích, nhưng để đảm bảo thuận tiện hãy nhập LOCALHOST1. Click Finish
  7. Bây giờ lặp lại các bước từ 1-6, nhưng tên của quy tắc mới là LOCALHOST2 và nhấn Finish
  8. Khởi động máy tính của bạn.
Cổng 80 và 443 sẽ được mở trên máy tính của bạn.
Tôi cũng nhắc bạn rằng, nếu bạn nhận được bất kỳ cảnh báo an ninh/tường lửa (security/firewall) khi cài đặt hoặc sử dụng XAMPP (như dấu nhắc ảnh dưới), chắc chắn rằng bạn đã kích chọn (check) ““Private networks, such as my home or work network”” và nhấp vào “Allow access.”. Điều này là rất quan trọng. Nếu bạn không cho phép truy cập, XAMPP sẽ không hoạt động.
You need to allow access so XAMPP can work.
Bạn cần phải cho phép thì XAMPP mới có thể chạy được

Khởi chạy XAMPP

Nếu mọi thứ đều suông xẻ, XAMPP sẽ chạy như hình dưới
You have no idea how happy I am to see both Apache and MySQL working, or maybe you do!
Nếu trước đó bạn đã thoát XAMPP để sửa lỗi xung đột cổng (port conflict). Khởi động lại XAMPP, sau đó bắt đầu chạy Apache và MySQL.
Cả hai dịch vụ đều chạy tốt. Thật tuyệt vời!
Bạn có thể kiểm tra localhost có hoạt động hay không bằng cách vào trình duyệt và gõ: https://localhost.
Woohoo! Successfully set up.
Woah, cài đặt thành công và localhost đã hoạt động.

Cài đặt cơ sở dữ liệu MySQL của bạn

Trước khi cài đặt WordPress bạn cần có một cơ sở dữ liệu (database).
Từ XAMPP Control Panel, click nút Admin (Trong phần dịch vụ MySQL).
Click “Admin” to set up MySQL.
Click Admin để cài đặt cơ sở dữ liệu của bạn
Một cửa sổ trình duyệt mới sẽ tự động mở với giao diện phpMyAdmin.
Click “Admin” to set up MySQL or go to “localhost/phpmyadmin” in your browser.
Cửa sổ phpMyAdmin hiện ra sau khi bạn click vào nút Admin (MySQL)
Click vào nút Databases phía trên cùng của góc trái để tạo cơ sở dữ liệu. Đặt tên cho cơ sở dữ liệu, ví dụ như WP chẳng hạn. Sau khi nhập tên xong bạn nhấn vào nút Create để tạo cơ sở dữ liệu và đóng cửa sổ.

Download và cài đặt WordPress

Các bạn vào trang https://wordpress.org/download/ để tải phiên bản WordPress mới nhất.
Để WordPress có thể chạy được trên XAMPP, bạn cần phải giải nén wordpress.zip đúng thư mục. Vào thư mục cài XAMPP trên máy tính của bạn và mở thư mục htdocs. (C:/Program Files/XAMPP/htdocs).
Giải nén WordPress và đổi tên theo ý thích của bạn. Ở đây tôi đổi tên thư mục cài đặt WordPress thành WP (giống như tên Database). My installation of WordPress is called “WP.”
Mở thư mục WP, tìm file wp-config-sample.php và đổi tên nó thành wp-config.php. Mở file lên và tìm đến dòng
Update your wp-config.php file with your database details.
  • Thay “database_name_here” bằng tên của cơ sở dữ liệu. Ở đây là WP.
  • Thay “username_here” bằng “root” và để “password_here”  trống.
  • Lưu lại và thoát.
Mở trình duyệt (FireFox, Chrome, IE…) và gõ vào http://localhost/wp. Bạn sẽ thấy màn hình cài đặt của WordPress. Chọn ngôn ngữ, tiếp tục điền username và password ở màn hình tiếp theo. Sau đó click Install WordPress.
Xin chúc mừng bạn đã cài đặt thành công WordPress. Giờ chuẩn bị vọc thôi! Trong các bài sau tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những thủ thuật WordPress cơ bản. Các bạn hãy đón đọc nhé!
À mà quên còn một vấn đề quan trọng nữa chưa chia sẽ với các bạn. Đó chính là Multisite.

Multisite là gì?

Có thể hiểu Multisite là một hệ thống website wordpress sử dụng chung một database trên cùng một hosting. Khi đó hệ thống website sẽ sử dụng các subdomain thay cho domain trên một trang wordpress bình thường. Ví dụ domain (tên miền) của mình là thanh1986t.com, sau khi tạo hệ thống multisite các site trong hệ thống sẽ có dạng subdomain: website1.thanh1986t.com, website2.thanh1986t.com… cụ thể như trang news.zing.vn, mp3.zing.vn, play.zing.vn là một subdomain của zing.vn.
Vậy sử dụng multisite có lợi gì hơn so với tạo nhiều site trên một host? Các bạn có thể xem bảng so sánh chức năng sau:
 Bảng so sánh giữ Multisite và Site thường.

Cài đặt Multisite trong môi trường localhost

Mở file wp-config.php và thêm/chỉnh sửa như sau để kích hoạt tính năng Multisite:
caidat-multisite1
Mở XAMPP và chắc chắn rằng Apache và MySQL đang chạy. Sau đó vào lại trang quản trị WordPress tìm mục Tools -> Network Setup để bắt đầu cài đặt.
Nhưng trước khi chúng ta cài đặt thì cần xác định sẽ sử dụng kiểu WordPress Multisite nào, hiện tại nó có 2 kiểu là:
  • Subdomain: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng subdomain của website mẹ. Ví dụ wordpress.thanh1986t.com, seo.thanh1986t.com. 
  • Sub-directory: Các website con sẽ là một địa chỉ theo dạng thư mục con. Ví dụ: thanh1986t.com/wordpress, thanh1986t.com/seo.
Phần Network Details bạn nhập tên mạng và địa chỉ email của người quản trị cao nhất vào nhé.
Sau đó nhấp nút Install để bắt đầu cài đặt. Nó sẽ chuyển bạn đến trang kế tiếp và bắt đầu chèn những code vào tập tin theo hướng dẫn. Cụ thể là chèn code phía trên vào bên dưới <?php trong wp-config.php và code phía là thay thế các code có sẵn trong .htaccess (nếu bạn dùng Shared Host hoặc Apache Webserver):
Bạn đã kích hoạt thành công tính năng WordPress Multisite rồi, việc còn lại chỉ là tạo ra các website con, quản trị và tối ưu lại cho nó.

Lời kết

XAMPP cung cấp cho chúng ta giải pháp đơn giải và hiệu quả để cài đặt môi trường localhost trên máy tính. Nó cho phép bạn thử nghiệm và phát triển Website trước khi bạn xuất bản ra môi trường Internet. Nó giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc xây dựng Website, Blog cá nhân.
Một điều tuyệt vời nữa của XAMPP đó là nó là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí. Bạn có thể cài đặt WordPress để thử nghiệm themes, plugin… trước khi quyết định có mua chúng hay không.
Bạn có dùng XAMPP? Trong quá trình cài đặt có gặp rắt rối? Hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận phía dưới.
Nếu thấy bài viết hữu ích hãy likeshare để nhiều người khác được tiếp cận với kiến thức cơ  bản này.
Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau.

Hướng dẫn cài đặt XAMPP và WordPress trên localhost

Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.