Xây dựng Website chuẩn SEO

Tối ưu hoá tìm kiếm là tập hợp những chiến lược nhằm cải thiện thứ hạng cho trang web của bạn trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm khi người dùng nhập một từ hoặc một cụm từ vào giao diện truy vấn.

Bây giờ bạn đã biết và hiểu về khái niệm SEO rồi đúng không? Nhưng có một điều bạn vẫn còn đang thắc mắc đó là làm thế nào để đạt được kết quả SEO. Bạn không thể một bước lên trời, thay vào đó SEO phải được thực hiện theo từng giai đoạn. Nếu bạn nôn nóng thực hiện quá nhiều chiến lược cùng một lúc, có hai điều sẽ xảy ra:
Thứ nhất, bạn không thể đánh giá tất cả các nỗ lực của bạn thành công hay không. Thực hiện một chiến lược tại một thời điểm sẽ giúp bạn xác định được điều đó.

Thứ hai khi bạn cố gắng thực hiện quá nhiều chiến lược cùng một lúc thì những nỗ lực của bạn (thậm chí là những nỗ lực đã thành công) có thể sẽ bị mất đi trong sự xáo trộn.

SEO chỉ thành công nhất khi bạn tập trung vào một chiến lược tại một thời điểm. Nơi tuyệt vời nhất để bạn bắt đầu tập trung chính là trên trang web đã được xây dựng của bạn.

Một trong những điều đầu tiên thu hút các trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm là thiết kế trang web của bạn. Các thẻ (tags), các liên kết (links), cấu trúc định hướng (navigational structure) là một trong các yếu tố “thu hút” trình thu thập thông tin.
Có một quan niệm phổ biến về SEO là nên được thực hiện SEO sau khi bạn đã xây dựng website. 

Điều này đúng nhưng nó gây rất nhiều khó khăn. Một lựa chọn tốt hơn bạn nên xem xét là SEO cả trước khi bạn chưa xây dựng trang web của mình. Có thể bạn nghĩ rằng chưa có trang web thì SEO thế nào được? Nhưng có sao đâu sao bạn không thử xem, biết đâu nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. 

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc xây dựng Website chuẩn SEO. Vì bài viết khá dài nên tôi phân trang cho bác bạn dễ theo dõi.

Biết mục tiêu của bạn

Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để xây dựng một website, bạn nên biết các công cụ tìm kiếm và nó quan trọng như thế nào đối với thứ hạng trang của bạn.

Công cụ tìm kiếm được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại công cụ tìm kiếm tôi đã giới thiệu sơ lược ở bài trước bao gồm: công cụ tìm kiếm chính, công cụ tìm kiếm thứ cấp, công cụ tìm kiếm nhắm mục tiêu. 

Ngoài ra các công cụ tìm kiếm còn được phân loại theo cách mà thông tin nhập được vào chỉ mục hay danh mục. Chỉ mục và danh mục thường được dùng để trả về kết quả tìm kiếm. Nếu xét theo cách phân loại này có thể chia công cụ tìm kiếm ra làm 03 loại:
  • Crawler-based engines: Đây là loại công cụ tìm kiếm dựa trên các trình thu thập dữ liệu và là loại công cụ tìm kiếm thường gặp nhất hiện nay. Nó dùng một phần mềm tự động được gọi là crawler để truy cập, đọc và lập chỉ mục các website. Tất cả các thông tin do crawler thu thập được sẽ lưu trữ trong một trung tâm dữ liệu. Việc này được gọi là lập chỉ mục. Khi có một truy vấn dữ liệu từ các công cụ tìm kiếm thì nó sẽ đối chiếu dữ liệu tìm kiếm với dữ liệu đã được lập chỉ mục để trả về kết quả phù hợp nhất. Crawler-based engines theo định kỳ sẽ truy cập lại các website để cập nhập thông tin, và phát hiện sự thay đổi của website nếu có.
  • Human-powered engines: Đôi khi còn được gọi là Human-powered engines. Đây là công cụ tìm kiếm hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý của con người. Nếu bạn muốn các công cụ tìm kiếm tìm thấy trang web của mình, bạn phải gửi sơ đồ trang web (sitemap) của mình đến các công cụ tìm kiếm. Ví dụ: Thêm sitemap của website vào Search Console của Google. Bạn cũng có thể chỉ rõ cho các trình thu thập thông tin biết trang nào bạn muốn lập chỉ mục, trang nào không.
  • Hybrid engines: Đây là một công cụ kết hợp giữa Crawler-based engines và Human-powerd engines. Trong công cụ tìm kiếm này, bạn có thể gửi sitemap một cách thủ công nhưng cũng có một crawler theo dõi thu thập thông tin các trang trên website của bạn. Các công cụ tìm kiếm hiện nay xét ở một mức độ nào đó đều có liên quan đến loại này. Tuy rằng phần lớn các trang web được lập chỉ mục bởi các con bọ nhưng cũng có một số người có những phương pháp để thu thập thông tin về trang web của họ.
Hiểu được sự khác biệt giữa các loại công cụ tìm kiếm rất quan trọng. Sẽ như thế nào nếu trang web của bạn được lập chỉ mục bởi các clawler? Các clawler có thể lập chỉ mục trang web của bạn hoàn toàn tự động hàng tuần (thậm chí là hàng tháng) trước khi bạn gửi sitemap của mình. 

Lý do này rất đơn giản bởi vì trình thu thập thông tin là một ứng dụng tự động. Trong khi đó nếu chỉ mục được lập bởi Human-powered engines thì bạn cần phải xác minh tình đầy đủ và chính xác trước khi trang web của bạn được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm.

Trong tất cả các trưởng hợp, tính chính xác của kết quả tìm kiếm sẽ khác nhau tuỳ theo truy vấn tìm kiếm được sử dụng. 

Ví dụ: Nội dung nhập trong Human-powered engines có thể chính xác về mặt kỹ thuật hơn nhưng truy vấn tìm kiếm được dùng sẽ xác định xem có trả về kết quả mong muốn hay không?

Các phần tử của trang

Một khía cạnh khác của SEO mà bạn nên xem xét trước khi xây dựng trang web của bạn là những yếu tố cần thiết để đảm bảo trang của bạn được lập chỉ mục một cách chính xác bởi các công cụ tìm kiếm. Mỗi công cụ tìm kiếm khác nhau sẽ có những tiêu chí quan trọng khác nhau đối với các phần tử của trang. 

Ví dụ: Google là một công cụ tìm kiếm theo từ khoá nhưng nó cũng quan tâm đến sự “nổi tiếng” của trang, các thẻ, các liên kết trên trang của bạn. Trang của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm như thế nào phụ thuộc vào các phần tử trên trang của bạn. Nó có đáp ứng các tiêu chí của công cụ tìm kiếm hay không. 

Các tiêu chí chính mà các công cụ tìm kiếm dùng để đánh giá trang của bạn là: Từ khoá, thẻ (cả thẻ HTML và thẻ meta), liên kết và độ nổi tiếng của website.

Nội dung

Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một website nào. Đặc biệt là các từ khoá trong nội dung của trang, vị trí chúng xuất hiện, tần suất chúng xuất hiện. Từ khoá của bạn tạo ra sự khác biệt khi công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm.

Từ khoá phải khớp với các từ hoặc cụm từ mà người dùng tìm kiếm. Để tìm được một từ khoá tốt, bạn phải dành thời gian học hỏi và tìm hiểu cách chọn từ khoá phù hợp. Đây chính là nghiên cứu từ khoá mà tôi sẽ chia sẽ cho các bạn trong các bài viết kế tiếp.

Các thẻ

Trong SEO, có hai loại thẻ quan trọng trên website mà bạn cần để ý là: Thẻ meta và thẻ HTML. Nếu nói về mặt kỹ thuật thì thẻ meta cũng là một loại thẻ HTML, nhưng nó chỉ xuất hiện ở những nơi rất đặc biệt. Hai thẻ meta quan trọng nhất là meta keyword và meta description.

Thẻ meta keyword xuất hiện khi bạn liệt kê các từ khoá trên trang web của mình. Một meta keyword trong SEO có dạng như sau:
<meta name=”keywords” content=”SEO, Search Engine Optimization, page rank”>

Thẻ meta description dùng để mô tả ngắn gọn về trang của bạn. Một meta description có dạng giống như:

<meta name=”description” content=”Xây dựng website chuẩn SEO”>

Không phải tất cả các công cụ tìm kiếm đều quan tâm đến thẻ meta description của bạn. Vì vậy trang của bạn nên dùng cả thẻ meta description kết hợp với các thẻ HTML khác. Một số thẻ HTML khác mà bạn nên đưa vào trang của mình là thẻ tiêu đề (Title), thẻ heading (H1, H2, H3, H4, H5, H6), thẻ Anchor (neo).

Thẻ tiêu đề là thẻ được sử dụng cho tiêu đề trang web của bạn. Thẻ này được xuất hiện như sau: <title> Tiêu đề trang web của bạn </title>.

Khi bạn đã gắn thẻ tiêu đề cho trang của bạn, nó sẽ xuất hiện ở đầu trên các trình duyệt.

Thẻ H1 cũng rất quan trọng khi clawler kiểm tra trang web của bạn. Từ khoá của bạn sẽ xuất hiện trong thẻ H1 và trong thẻ HTML bạn dùng để tạo các thẻ đó. Một thẻ H1 có dạng: <h1> Tiêu đề 1 <h1>

Thẻ Anchor được dùng để tạo liên kết đến các trang khác. Một thẻ Anchor có thể đưa người đọc đến một trang web khác, một tập tin trên trang hoặc thậm chí là một hình ảnh hoặc một tập tin âm thanh.

Có thể bạn đã quen với các thẻ Anchor khi tạo liên kết đến các website khác. Thẻ anchor có dạng:

<a href=”https://thanh1986t.com”> Ngọc Thanh Blog </a>

Các liên kết

Các liên kết (links) chỉ có giá trị khi nó liên kết đến các bài viết hoặc các trang có cùng nội dung với bài viết của bạn. Liên kết đến một trang web bị hỏng có thể làm giảm thứ hạng trang của bạn. 

Liên kết là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. 

Vì thế việc lạm dụng chèn các liên kết vô tội vạ trong bài viết cũng đã xuất hiện theo. Nhất là kể từ khi Google bắt đầu trở thành ông hoàng của lĩnh vực tìm kiếm.

Khi mà các liên kết trở thành một tiêu chí quan trọng để xếp hạng, nhiều người làm SEO đã xây dựng hàng trăm, hàng ngàn website vệ tinh để nhằm mục đích lấy backlink cho trang web chính của mình. 

Nhưng điều này đã không thể qua mặt được các công cụ tìm kiếm nhất là Goolge. Google liên tục thay đổi, cập nhật các thuật toán để khiến cho các công cụ tìm kiếm ngày càng hoàn thiện và thông minh hơn. Và họ cũng thay đổi tiêu chuẩn xếp hạng đối với các liên kết. 

Giờ đây liên kết từ các website vệ tinh không còn nhiều hiệu quả, nhưng liên kết trên trang của bạn vẫn còn quan trọng. Liên kết thể hiện sự tương tác trên trang của bạn cao hay thấp, trang của bạn có được quan tâm hay không. Liên kết không phải là tiêu chí duy nhất hoặc cao nhất để xếp hạng một website, nhưng nó rất quan trọng.

Mức độ phổ biến trang web của bạn

Một yếu tố nữa mà bạn cũng nên xem xét là mức độ phổ biến của một trang web. Một số công cụ tìm kiếm quan tâm đến số lần người dùng nhấp chuột vào trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Thông thường, người dùng sẽ có xu hướng nhấp chuột vào các trang web hiển thị đầu tiên trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. 

Điều đó có nghĩa là bạn cần phải nỗ lực để quảng bá, phổ biến trang web của bạn. 

Đây là một bài toán khó vì thông thường một website chỉ nổi tiếng, được nhiều người để ý khi nó có thứ hạng cao. 

Nhưng mức độ phổ biến lại là một tiêu chí để xếp hạng. 

Làm thế quái nào mà trang web của bạn có thể nổi tiếng khi nó xếp ở hạng chót trong bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm? 

Không có phép màu hay công thức nào để giải quyết vấn đề này cả. Bạn chỉ có thể đầu tư thời gian và công sức một cách thường xuyên và liên tục để thu hút người dùng mà thôi.

Các yếu tố khác

Ngoài 4 yếu tố chính nói trên bạn cũng nên xem xét đến một vài yếu tố khác.

Ví dụ: Nội dung của bạn phải chứa các từ khoá để thu hút trình thu thập thông tin nhưng không được nhồi nhét quá nhiều từ khoá.

Các thẻ thay thế cho hình ảnh cũng rất quan trọng. Đây là các thẻ mô tả ngắn gọn nội dung của hình ảnh. 

Và khi hình ảnh không thể hiện thị được, nó sẽ hiển thị. 

Đó chính là thẻ alt. Đây cũng là nơi mà bạn có thể thêm từ khoá một cách hợp lý.

Tìm hiểu về tối ưu hoá Website

Khi nói đến tối ưu hoá website bạn sẽ nghĩ ngay đến việc làm sao để các công cụ tìm kiếm tìm thấy trang của bạn và xếp nó ở đầu bảng xếp hạng. Quá đúng nhưng chưa đủ. Để tối ưu hoá một trang web có rất nhiều khía cạnh mà bạn cần phải xem xét. Và nó không chỉ là từ khoá, liên kết, thẻ trên trang của bạn.

Hosting có ảnh hưởng đến SEO?

 Đây là một câu hỏi thường gặp khi một công ty hoặc một người nào đó muốn xây dựng một website. Hosting có ảnh hưởng gì đến kết quả SEO của bạn hay không? Câu trả lời là không. Nhưng điều đó không có nghĩa là hosting không quan trọng. Các yếu tố của hosting có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xếp hạng đối với trang của bạn.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà bạn phải đối mặt với hosting đó chính là vị trí đặt máy chủ của công ty cho thuê hosting. Ví dụ: Nếu bạn ở Việt Nam và thuê một hosting của một công ty tại có máy chủ đặt tại Mỹ, thứ hạng của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì có một số công cụ tìm kiếm quan tâm đến vị trí địa lý.


Thời gian đăng ký tên miền cũng ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn. Một tên miền được đăng ký và sử dụng trong một thời gian dài sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn là các tên miền mới.

Cách đặt tên miền

Cách đặt tên cho một trang web luôn là một câu hỏi lớn. Khi chọn tên, hầu hết mọi người thường nghĩ đến tên doanh nghiệp, tên cá nhân hoặc một cái tên nào đó có ý nghĩa với họ. Nhưng họ không nghĩ đến việc tên miền có tốt cho SEO hay không. Vậy nên chọn tên miền có liên quan đến trang của bạn hay không liên quan gì?


Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một công ty lại sẵn sàng chi cả triệu đô la chỉ để sở hữu một tên miền? Ban đầu tôi định đặt tên miền cho blog của mình là ngocthanh.com. Nhưng khi kiểm tra trên các nhà cung cấp dịch vụ domain thì mới ngả ngữa. Bạn biết tên miền này giá bao nhiêu không? 79.431.818 ₫ tại thời điểm tôi định đăng ký.

Vậy điều gì lại khiến cho một tên miền lại đắt đến thế?

Trong SEO, tên miền cũng quan trọng như các yếu tố khác vậy. Bạn hãy thử dùng công cụ tìm kiếm để tìm chủ đề mình yêu thích.

Hầu như các trang web có chứa từ khoá mà bạn tìm kiếm sẽ được xếp ở một trong năm vị trí đầu tiên. Vì thế thay vì lấy tên công ty làm tên miền, hãy dùng tên của sản phẩm mà bạn kinh doanh để đặt cho tên miền của bạn. 

Kết hợp cả nội dung của trang web và tên miền sẽ thu hút các trình thu thập thông tin theo cách mà bạn muốn. Sử dụng tên miền có chứa từ khoá sẽ giúp cho trang web của bạn cải thiện đáng kể thứ hạng SEO.

Một vài điều nữa bạn cần lưu ý khi chọn tên miền cho website của mình là:

Đặt tên càng ngắn càng tốt. Tên quá dài có thể làm tăng lỗi chính tả và làm cho người đọc khó có thể nhớ tên trang web của bạn. Tránh dùng dấu gạch ngang, dấu gạch dưới hay các ký tự vô nghĩa khác.

Hãy dùng đuôi .com khi có thể

Có rất nhiều đuôi cho tên miền của bạn như: .net, .biz, .info…Tuy nhiên .com luôn là sự lựa chọn tốt nhất vì các công cụ tìm kiếm có khuynh hướng ưu ái đuôi .com hơn các đuôi còn lại. Vì vậy nếu có hai tên miền là thanh1986t.com và thanh1986t.biz thì thanh1986t.com sẽ có thứ hạng cao hơn.

Xin khẳng định lại một lần nữa, tên miền tuy quan trọng nhưng nó cũng chỉ là một khía cạnh của chiến lược SEO. Nó có một ảnh hưởng nhất định đến thứ hạng trang của bạn. Vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ để chọn một tên miền ưng ý và chuẩn SEO. Nếu bạn lựa chọn được một tên miền tốt, hãy mua nó ngay. Vì nó không chỉ giúp độc giả dễ dàng tìm đến bạn mà nó còn giúp thứ hạng trang của bạn được cải thiện ít nhiều. Nhưng nếu không chọn được tên miền ưng ý cũng đừng nên quá chán nản. Vì bạn có thể tập trung vào việc cải tiến, tối ưu hoá từ khoá, các thẻ và các yếu tố khác của SEO.

Trải nghiệm người dùng

Đây cũng là một trong những đòi hỏi của người sử dụng kể từ khi website trở thành một phần của cuộc sống. Khi người dùng nhấp chuột vào trang của bạn trên kết quả tìm kiếm, họ muốn nội dung trên trang của bạn giúp họ giải quyết những vấn đề cụ thể nào đó.

Điều đó có nghĩa là họ muốn tìm được giải pháp, có thể dễ dàng duyệt nội dung và nội dung được tải một cách nhanh chóng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào.


Người dùng thường thiếu kiên nhẫn. Họ không thích phải đợi trang web của bạn tải nội dung, họ không muốn khắc phục các sự cố về Flash, Javascript và họ không muốn bị “lạc trôi” trên trang của bạn. Đó là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Và tất nhiên trải nghiệm người dùng có ảnh hưởng nhất định đến kết quả SEO của bạn. Đặc biệt tốc độ tải nội dung và điều hướng khi duyệt nội dung.


Khi một trình thu thu thập thông tin tìm đến trang của bạn, nó thu thập các thông tin thông qua các trang web, từ khoá, liên kết, các thẻ và hàng loạt các yếu tố khác. Trình thu thập thông tin sẽ đi từ trang này đến trang khác, lập chỉ mục những gì nó tìm thấy để đưa vào kết quả tìm kiếm. 

Nhưng nếu trình thu thập thông tin tìm đến trang đầu tiên và không thể tiếp tục đi đến trang tiếp theo vì các lý do như: Flash, liên kết hỏng, định hướng đến các nơi không không muốn… thì nó sẽ có thể nhận ra điều đó và ghi chú lại trong dữ liệu trang web được lập chỉ mục. Điều đó có thể làm hỏng thứ hạng SEO của bạn.

Tìm hiểu về điều hướng

 Có hai dạng điều hướng: Điều hướng bên trong và điều hướng bên ngoài trang web. Điều hướng bên trong bao gồm các liên kết đưa người dùng từ trang này đến trang khác trên website của bạn. Điều hướng bên ngoài bao gồm các liên kết đưa người dùng đi từ trang của bạn đến các website khác.

Để việc điều hướng trên trang của bạn thân thiện với SEO bạn nên cân nhắc sử dụng kết hợp cả hai loại trên.

Hãy nhìn vào các trang web có thứ hạng cao và xem nó sử dụng điều hướng như thế nào? Thường thì bạn sẽ thấy nó có một thanh điều hướng với các văn bản hoặc một thanh điều hướng với các nút ở top menu và chúng liên kết với các trang cụ thể nào đó.

Các thanh điều hướng cho các website trông thường giống nhau. Có một thanh điều hướng sẽ tốt cho SEO vì nó cho phép bạn sử dụng các thẻ Anchor với các từ khoá mà bạn đang sử dụng trên trang của mình. Nó cũng cho phép các clawler di chuyển từ trang này sang trang khác một cách dễ dàng.

Sử dụng nút để làm thanh điều hướng sẽ gây khó khăn trong việc thu thập thông tin đối với các clawler. Vì các nút đó phụ thuộc và các mã lệnh dùng để thiết kế ra nó và nó hầu như vô hình đối với các clawler. Đó là lý do tại sao nhiều website sử dụng các nút để định hướng tại top menu và sử dụng nội dung để định hướng đối với Breadcrums. Điều này vừa giúp cho các clawler di chuyển dễ dàng từ trang này sang trang khác vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho website.

Một cách điều hướng khác mà bạn thường thấy trên các trang web là liên kết văn bản trong nội dung của trang. Tất cả các liên kết đó thường được tạo với một thẻ Anchor gồm các từ khoá mà trang của bạn đang dùng để SEO. Đây là một cách hiệu quả để đạt thứ hạng SEO. Trình thu thập thông tin đi đến trang của bạn, nó kiểm tra hệ thống liên kết, kiểm tra nội dung của trang, so sánh các mục này và tìm kiếm các liên kết trong nội dung có liên quan đến từ khoá. Đó là cách mà các công cụ tìm kiếm xếp hạng trang của bạn. Tất cả các yếu tố đều phải kết hợp với nhau.

Các yếu tố khác về trải nghiệm người dùng

Thật sự thì không phải lúc nào bạn cũng có thể làm hài lòng người đọc và các công cụ thu thập thông tin. Đôi khi phải lựa chọn nhưng trong một giới hạn nào đó bạn vẫn có thể linh động giải quyết việc này. Tất nhiên nhu cầu của người đọc luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì chẳng ai muốn người đọc ghé qua trang mình một lần rồi rời đi mãi mãi. Trên internet rất dễ để làm cho độc giả của bạn một đi không trở lại. Vì thế bạn phải luôn nỗ lực để thu hút những độc giả mới. Điều đó có nghĩa là bạn cần công cụ tìm kiếm quảng bá trang web của mình đến họ.

Nhưng làm thế nào để giải quyết việc sở thích của độc giả khác với “sở thích” của các clawler? Giải pháp đó chính là sitemap.

Có hai loại sitemap mà bạn cần phải biết. Một sitemap cơ bản là một tổng quan về cấu trúc điều hướng trang web của bạn. Nó là các liên kết đi đến tất cả các trang trên website của bạn. Một sitemap cho phép bạn phác thảo cấu trúc điều hướng trên trang của bạn.

Khi website của bạn có sitemap, các clawler sẽ có thể xác định vị trí và thu thập thông tin tất cả các trang trên website của bạn. Tất cả các trang sau đó sẽ được lập chỉ mục và hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (Search Engine Results pages – SERPs). Thứ hạng SEO của từng trang tốt như thế nào tuỳ thuộc vào vị trí mà nó xuất hiện trên SERPs.

Loại sitemap thứ hai là XML sitemap. Một XML sitemap liệt kê tất cả các URLs trên một website. Người đọc sẽ không thấy được tập tin này, nó chỉ phục vụ cho các clawler thu thập thông tin và lập chỉ mục.

Các thành phần của một trang web chuẩn SEO

Việc xây dựng một trang web thân thiện với SEO nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực, không có việc ăn may ở đây. Nó đòi hỏi bạn phải có một sự hiểu biết nhất định về yếu tố đáp ứng các yêu cầu mà các công cụ tìm kiếm đòi hỏi. Các yếu tố đó cũng bao gồm các thành phần trên trang của bạn. Sẽ không tốt chút nào nếu các thẻ meta, tiêu đề đều được tối ưu tốt nhưng không có nội dung hay và các liên kết trên trang.

Tìm hiểu Entry và Exit page

Entry và Exit page là trang đầu tiên và là trang cuối cùng mà người đọc nhìn thấy trên trang của bạn. Điều quan trọng bạn nên hiểu là entry page không nhất thiết phải là trang chủ. Nó có thể là trang mà người dùng ghé thăm khi nhấp vào liên kết hiểu thị trên bảng kết quả tìm kiếm, là trang mà người đọc ghé thăm khi nhấp vào liên kết từ một trang web khác, là trang tiếp thị hoặc là trang mà người dùng nhập vào thanh địa chỉ trên trình duyệt.

Entry page rất quan trọng với SEO, bởi vì đây là trang đầu tiên mà người đọc nhìn thấy khi họ truy cập vào trang của bạn. Việc tìm hiểu xem trang nào tốt nhất để làm entry page sẽ giúp bạn tối ưu hoá nội dung trên trang đó cho các clawler.

Exit page là trang mà người dùng sẽ rời khỏi trang của bạn. Nhưng tại sao exit page lại quan trọng? Thứ nhất nó dùng để điều hướng người dùng từ trang web của bạn đến một trang web khác mà bạn mong muốn. Thứ hai khi bạn biết được đường đi của người đọc bạn sẽ dễ dàng thiết kết thanh điều hướng breadcrumb để họ nhanh chóng tìm được nội dung, sản phẩm mà họ mong muốn.

Viết tiêu đề hấp dẫn

Tiêu đề của trang là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hoá website. Khi trình thu thập thông tin kiểm tra trang của bạn, yếu tố đầu tiên nó sẽ xem xét chính là tiêu đề trang. Và khi trang của bạn được xuất hiện trên bảng xếp hạng, một lần nữa tiêu đề trang lại được xem xét. Vì vậy khi xây dựng website bạn nên quan tâm đến việc làm thế nào để có được tiêu đề trang thật hấp dẫn, lôi cuốn.

Có một vài nguyên tắc mà bạn nên xem xét để có một tiêu đề hay:

Nếu công ty của bạn không phải là Apple, Microsoft, Facebook hay Google thì không nên dùng tên công ty để đặt tên cho tiêu đề. Cách tốt nhất là dùng các từ khoá hoặc các cụm từ nói lên chính xác nội dung trang web của bạn. Điều đó đảm bảo trang của bạn được xếp hạng một cách chính xác.

Cố gắng hạn chế độ dài của tiêu đề dưới 50 ký tự (đã bao gồm khoảng trống) để tiêu đề trang của bạn không bị cắt bỏ khi hiển thị bảng kết quả tìm kiếm.

Không lặp lại tiêu đề trên trang của bạn nếu không muốn bị các trình thu thập thông tin xem trang của bạn là spam.

Hãy sử dụng các ký tự đặc biệt như: (), << >>, (***),…để thu hút người đọc. Những ký tự này không làm ảnh hưởng gì đến SEO nhưng nó sẽ giúp cho bạn có một tiêu đề thu hút.

Hãy sử dụng lời kêu gọi hành động trong tiêu đề của bạn. Một người sẽ không bao giờ hành động cho đến khi bạn yêu cầu họ.

Nội dung là vua

Nội dung là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SEO của bạn. Vì thế hãy đầu tư thời gian để suy nghĩ và sáng tạo nội dung thật hay, thật chất lượng. Rất may là có một số cách để tạo nội dung đáp ứng các yêu cầu của các công cụ tìm kiếm. Nội dung tuyệt vời cho SEO được bắt đầu bằng từ khoá và các cụm từ có liên quan. Hãy chọn không quá ba từ khoá và cụm từ để đưa vào nội dung bất kỳ trang nào của bạn. 

Nhưng tại sao chỉ có 3 mà không nhiều hơn để gây sự “chú ý” đối với các công cụ tìm kiếm? Khi bạn sử dụng quá nhiều từ khoá trong nội dung bài viết của mình bạn sẽ phải đối mặt với hai vấn đề. Một là tính hiệu quả của các từ khoá sẽ giảm theo số lượng mà bạn đang sử dụng. Hai là khi bạn nhồi nhét quá nhiều từ khoá vào bài viết, các công cụ tìm kiếm sẽ cho rằng bạn cố tình spam từ khoá. Hậu quả là trang của bạn sẽ biến khỏi bảng kết quả tìm kiếm.


Thuật ngữ dùng để mô tả số lần một từ khoá xuất hiện trong một bài viết là mật độ từ khoá hoặc tần suất xuất hiện của từ khoá. Đối với hầu hết các công cụ tìm kiếm, mật độ từ khoá tương đối thấp. Google rất nghiêm ngặt trong việc xếp hạng các trang có mật độ từ khoá từ 5 đến 7%. Nếu mật độ từ khoá thấp hơn hoặc cao hơn nhiêu so với 5-7% thì thứ hạng trang của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Mật độ từ khoá là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO. Tôi sẽ trao đổi chi tiết hơn trong các bài viết sau.


Ngoài mật độ từ khoá ra thì còn có những điều bạn cần phải quan tâm để nội dung trên trang của bạn được tối ưu. Bạn có biết rằng nội dung được cập nhật thường xuyên và viết về một chủ đề chuyên biệt cũng rất quan trọng đối với việc xếp hạng trang web của bạn không? Vì thế hãy thường xuyên cập nhật bài viết mới cho website của bạn.


Cuối cùng là khi bạn sáng tạo nội dung, hay xem xét đến việc tương tác với độc giả. Hãy trả lời các bình luận, nhận xét của độc giả để họ thấy rằng ý kiến của họ được bạn quan tâm. Và đôi khi những bình luận, nhận xét của họ lại giúp bạn hoàn thiện bài viết của mình, nảy sinh ý tưởng cho bài viết mới. Nhờ vậy mà nội dung trên trang của bạn sẽ được cập nhật thường xuyên hơn. Mà như bạn đã biết rồi đấy các trình thu thập thông tin rất thích những trang có nội dung được cập nhật thường xuyên.

Tối ưu hoá hình ảnh

Tối ưu hoá hình ảnh trên trang của bạn là rất cần thiết. Không có hình ảnh, trang web của bản chỉ là những văn bản nhàm chán. Bạn thì sao tôi không biết chứ riêng tôi, tôi không hài lòng với việc sử dụng văn bản thuần tuý trên trang của mình. Thay vào đó tôi muốn sử dụng một vài hình ảnh mà tôi thiết kế để minh hoạ cho bài viết của mình. Hình ảnh sẽ giúp cho bạn truyền tải thông điệp một cách trực quan, làm cho độc giả của bạn ấn tượng với chủ đề mà bạn viết. 

Nhưng việc tải hình ảnh lên host sẽ rất tốn nhiều dung lượng và băng thông, nhất là khi bạn có một kho ảnh đồ sộ. Chưa kể đến việc WordPress tự động tạo ra nhiều bức ảnh có kích kể khác nhau để sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.

Nhưng nếu hình ảnh trên trang của bạn được tối ưu hoá tốt nó không chỉ làm sinh động nội dung bài viết của bạn mà nó còn có thể cải thiện thứ hạng SEO nữa. Bạn có thể làm điều này bằng cách gắn thẻ alt cho hình ảnh trên trang của mình.

Thẻ alt là một thẻ html dùng để hiển thị thay cho hình ảnh trong trường hợp hình ảnh tải chậm, chưa kịp hiển thị. Thẻ alt của bạn cần phải mô tả ngắn gọn nội dung hình ảnh và có chứa từ khoá.
Thẻ img là thẻ dùng để chèn hình ảnh sẽ hiển thị trên trang của bạn. Một thẻ img được gắn thẻ alt sẽ có dạng:

<img src=”seo-la-gi.jpg” alt=”SEO là gì?”/>

Có hai lý do để bạn gắn thẻ alt cho hình ảnh trên trang của mình.
Thứ nhất, trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm không thể lập chỉ mục hình ảnh nếu nó không được gắn thẻ. Các crawler không giống chúng ta, nó không thể biết nội dung hình ảnh đó truyền tải. Nó không biết hình ảnh đó đẹp hay xấu, có mang tính nghệ thuật hay không. Vì vậy cần phải dùng thẻ alt để thay thế cho hình ảnh. Nếu văn bản này chứa từ khoá thì trang của bạn sẽ tăng độ tin cậy hơn với các crawler.

Lý do thứ hai để bạn gắn thẻ cho hình ảnh là để các công cụ tìm kiếm hình ảnh có thể dễ dàng tìm thấy. Những công cụ tìm kiếm hình ảnh tương đối mới nhưng không nên đánh giá thấy hiệu quả mà chúng mang lại. Nó cũng tìm kiếm và lập chỉ mục hình ảnh như các clawler vậy. Và khi thẻ mô tả của bạn có chứa từ khoá thì cũng sẽ được xếp hạng cùng với nội dung trên trang.

Công cụ tìm kiếm hình ảnh ngày càng phổ biến. Và hình ảnh được tối ưu tốt cũng sẽ góp phần tăng lưu lượng truy cập vào trang của bạn. Nhưng không nên lạm dụng hình ảnh quá nhiều vì cái gì quá nhiều cũng đều không tốt nhất là khi bạn không giảm dung lượng ảnh khi sử dụng.

Ngôn ngữ lập trình và SEO

Một khía cạnh mà bạn thường không nghĩ đến lập kế hoạch cho chiến lược SEO của bạn là ngôn ngữ thiết kế, lập trình website. Các ngôn ngữ lập trình về cơ bản hoạt động rất khác nhau. Khi nghĩ đến ngôn ngữ dùng thể thiết kế, lập trình web bạn sẽ nghĩ ngay tới HTML đầu tiên. Nhưng sự thật là có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau được sử dụng khi thiết kế, lập trình website. Bạn cần phải có chiến các chiến lược SEO khác nhau đối với các ngôn ngữ khác nhau.

JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ cho phép các nhà thiết kế web tạo ra nội dung “động”. Tuy nhiên nó không được “thân thiện” đối với SEO. Trong thực tế, JavaScript thường ngưng hoàn toàn quá trình lập chỉ mục của các clawler. Và hậu quả là thứ hạng SEO bị ảnh hưởng đáng kể.


Để khắc phục vấn đề này các nhà thiết kế web đã tạo một tập JavaScript riêng biệt có đuôi .js sau đó nhúng nó vào trang web. Và khi cần thực thi mã JavaScript họ sẽ khai báo bằng mã lệnh có dạng:


<script language=”JavaScript” type=”text/javascript” src=”filename.js”></script>


Đây chỉ là một trong những giải pháp dùng để ngăn không cho JavaScript làm ảnh hưởng đến nỗ lực SEO của bạn.

Flash

Flash là công nghệ không được một số người quan tâm. Đến ngay cả cựu CEO huyền thoại của Apple Steven Job cũng không ưa nó. Cài gì cũng có nguyên nhân của nó và Flash cũng vậy. Nó làm cho trang web của bạn tải chậm hơn. Và người dùng thường phải mất thời gian chờ nó tải xuống. Nếu bạn đang vội thì điều này quả là rất bực bội.


Flash cũng là một cơn ác mộng khi nói đến SEO. Một trang Flash có thể dừng các clawler lập chỉ mục trang web. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề Flash là … không sử dụng nó.


Mặc dù nó gây ảnh hưởng đến SEO nhưng một số trang web vẫn cần sử dụng nó. Nếu bạn cần sử dụng Flash, hãy mã hoá nó bằng HTML.

PHP

Như chúng ta đã biết các trình thu thập thông tin là những chương trình được lập trình sẵn và chúng cũng có những giới hạn nhất định trong việc lập chỉ mục.


PHP là một ngôn ngữ lập trình web đặc biệt được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nếu mã lệnh PHP không được tối ưu tốt nó có thể gây hưởng đến SEO. Để tối ưu hoá PHP đòi hỏi bạn phải là một lập trình viên dày dạn kinh nghiệm và hơi “ma lanh”. 

Bạn phải làm sao để mã PHP trông giống mã HTLM. Và một khi đã được “nguỵ trang” các trang web PHP sẽ có thể “đánh lừa” các clawler để chúng lập chỉ mục và xếp hạng.

Các vấn đề khác về thiết kế

Có lẽ bạn sẽ gặp nhiều vấn đề với SEO khi thiết kế trang web của mình. Một số vấn đề có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Một số khác có thể sẽ rất khó khăn để giải quyết. Và còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn phải vượt qua. Bạn cần phải cẩn thận với chúng để tránh bị các clawler bỏ qua trang của mình.


Trong SEO có một thuật ngữ được gọi là Black-hat SEO. Những người áp dụng kỹ thuật này cho trang web của mình chỉ với một mục đích duy nhất là tăng thứ hạng trang. Họ không quan tâm đến việc nội dung trên trang có giải quyết được các vấn đề của người đọc hay không. Kỹ thuật này sẽ có hiệu quả nhanh chóng vì nó sử dụng các mánh khoé để lừa các trình thu thập thông tin. Nhưng về lâu về dài nó có thể bị phạt và trang của bạn sẽ bị biến mất trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.

Che giấu tên miền

Che giấu tên miền (Domain Cloaking) có vẻ như là một ý tưởng hay ho. Đó là một thủ thuật lừa đảo để  có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. Trong đó, nội dung trình bày cho công cụ tìm kiếm khác với nội dung mà độc giả nhìn thấy trên trang web. 

Điều này được thực hiện bằng cách phân phối nội dung dựa trên địa chỉ IP hoặc tiêu đề HTTP User-Agent của người dùng yêu cầu trang. Khi người dùng được xác định là clawler, một kịch bản phía máy chủ cung cấp một phiên bản khác của trang web, một trang chứa nội dung không có trên trang hiển thị, hoặc có nhưng không thể tìm kiếm được. Sau đó nó được chuyển hướng đến một trang web đã được tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm.


Ngày nay các công cụ tìm kiếm đã đủ thông minh để phát hiện ra thủ thuật này. Nhiều người sử dụng kỹ thuật này đối với các trang web mà họ đã xác định là sẽ bỏ đi. Những trang web che giấu tên miền có thể sẽ bị loại ra khỏi chỉ mục và không được hiển thị trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Trùng lặp nội dung

Trùng lặp nội dung là một thách thức lớn đối với chủ sở hữu của các trang web. Nhiều người không tự sáng tạo nội dung mà thuê người viết. Thậm chí còn tệ hơn là sao chép nội dung từ trang khác về làm của riêng. Việc này thực sự có thể gây ra phiền toái đối với các công cụ tìm kiếm khi mà một bài viết về một chủ đề lại xuất hiện nhan nhản trên hàng trăm trang web khác nhau.


Để chống lại việc sao chép nội dung, các công cụ tìm kiếm dùng một thuật toán để xác định độ tươi mới của nội dung trên trang web.


Nếu trình thu thập thông tin kiểm tra trang web của bạn và nhận thấy nhiều bài viết của bạn cũng nằm trên hàng trăm trang web khác, bạn sẽ gặp nguy cơ xếp hạng thấp hoặc bị loại bỏ khỏi cơ sở dữ liệu lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm.

Các trang ẩn

Một vấn đề cuối cùng có liên quan đến chiến lược SEO của bạn là các trang ẩn. Đây là các trang trên website của bạn chỉ hiển thị đối với các trình thu thập thông tin. Các trang ẩn cũng có thể dẫn đến các vấn đề như từ khoá ẩn, liên kết ẩn. Như chúng ta đã biết, từ khoá và liên kết là hai tiêu chí quan trọng trong SEO, giúp tăng thứ hạng trang web của bạn. Nhiều người đã lạm dụng điều này để giấu chúng trong phần thân của trang. Nếu trang của bạn có chứa các trang ẩn, không sớm thì muộn các trình thu thập thông tin cũng sẽ phát hiện ra điều đó. Và hậu quả không cần phải nói thì bạn cũng đã biết rồi: thứ hạng trang của bạn sẽ giảm đáng kể.

Sau khi hoàn thành Website

Xây dựng trang web chuẩn SEO là một nhiệm vụ khó khăn. SEO là một chiến lược liên tục và lâu dài. Bạn cần phải xem xét, kiểm tra, và điều chỉnh khi cần thiết.

Chống sao chép nội dung

Duy trì chiến lược SEO rất cần thiết trong việc giúp bạn tìm ra những vấn đề hoàn toàn không liên quan gì đến SEO như xác định kẻ đánh cắp nội dung bằng cách gắn các thẻ trang web của bạn.


Một số người ăn cắp nội dung của bạn để làm của riêng. Nếu bạn gắn thẻ nội dung của mình đúng cách, bạn có thể sử dụng một số thẻ rất đặc biệt, sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định vị trí nội dung đã bị đánh cắp.


Một cách khác trong đó SEO giúp bạn xác định vị trí nội dung bị đánh cắp là thông qua theo dõi. Nếu bạn đang thực hiện các chiến lược SEO, có lẽ bạn đang dùng Google Analytics theo dõi trang web của mình. Xem các số liệu được sử dụng bởi một trong những chương trình phân tích có thể giúp bạn xác định vị trí kẻ trộm nội dung.

Vấn đề cập nhật và thay đổi trang

Một vấn đề cuối cùng mà bạn có thể gặp phải sau khi bạn đã thiết lập chiến lược SEO đó là việc cập nhật và thay đổi trang web của mình.


Khi trang của bạn cập nhật nội dung hoặc thay đổi cấu trúc các liên kết có thể bị hỏng, các thẻ có thể bị thay đổi. Khi điều đó xảy ra thứ hạng trang của bạn sẽ bị giảm đáng kể.


Trình thu thập dữ liệu của trang web xem xét tất cả mọi thứ, từ các thẻ đến các liên kết của bạn và dựa vào những nó thu thập được, bảng xếp hạng của bạn có thể dao động theo từng ngày. Nếu những gì trình thu thập thông tin thấy chỉ ra rằng trang web của bạn đã thay đổi theo cách tiêu cực, thứ hạng trang web của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.


Có nhiều điều gây ảnh hưởng đến thứ hạng trang của bạn. Bạn đã nhìn thấy tổng quan về chúng trong bài này và bạn sẽ tìm hiểu về chúng một cách chi tiết hơn trong các bài viết sau sau.


Nhận thấy SEO là một chiến lược phức tạp, mất rất nhiều thời gian để cải thiện. Và nếu không chú ý đến tất cả các chi tiết, bạn chỉ có thể lãng phí thời gian của mình.


Nếu bạn thấy bài viết Xây dựng Website chuẩn SEO này hữu ích đừng quên like và share!


Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!
Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.