SEO là gì

Ngày nay SEO đã trở nên quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với rất nhiều người. Nếu bạn có một chiến lược SEO tốt, bạn sẽ cải thiện đáng kể thứ hạng của website, blog của mình trên công cụ tìm kiếm. Để làm được điều đó, bạn phải thiết kế các thành phần một cách khoa học, rõ ràng, đúng quy định và nội dung phải chất lượng. Một chiến lược SEO tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Vậy SEO là gì và làm thế nào để SEO một cách hiệu quả?

Tìm hiểu SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của thuật ngữ Search Engine Optimization (công cụ tối ưu hóa tìm kiếm). Đó có thể là một khái niệm rộng lớn. Có nhiều thứ chúng ta cần phải biết về SEO từ việc công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào đến việc thiết kế trang web ra sao để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Có quá nhiều thứ để bạn phải lo lắng về việc làm thế nào để có đủ thời gian tìm hiểu, học hỏi và nhớ hết những kiến thức về SEO. Tuy nhiên không quá khó khăn để bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản, cốt lõi để có thể tự mình làm SEO. Thậm chí là cả khi bạn không hiểu nó hoạt động thế nào và nó là cái gì. Và bây giờ chúng ta cùng đi vào nghiên cứu những kiến thức cơ bản về SEO các bạn nhé!
Tôi sẽ đặt vấn đề thế này: Bạn sẽ làm gì khi bạn cần tìm một vài thứ gì đó trên Internet? Tôi tin chắc rằng bạn sẽ lên google.com và gõ từ khóa vào ô tìm kiếm. Google là trang tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện nay. Nó giải đáp cho bạn tất cả mọi thắc mắc trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống từ những kiến thức khoa học, công nghệ, đời sống, xã hội, kinh tế, chính trị… đến những chuyện trên trời dưới biển.
Khi mới hình thành, Internet không giống như những gì bạn nghĩ bây giờ. Thật sự là nó không có những thứ như Google, Youtube, Facebook…Thay vào đó, cái được gọi là Internet thật ra là một tập hợp các giao thức FTP (File Transfer Protocol) cái mà người dùng có thể truy cập để tải dữ liệu về và tải dữ liệu lên.
Giao thức Protocol
                              Giao thức Protocol
Để tìm một file cần thiết nào đó trong bộ sưu tập ấy, người dùng phải duyệt qua từng file một. Tất nhiên cũng có cách để lựa chọn nhanh chóng nếu bạn biết chính xác địa chỉ của file bạn muốn tìm. Đó là giả sử bạn biết chính xác file bạn muốn tìm nha. Nếu không thì tôi nghĩ chẳng có gì vất vả và chán như việc duyệt từng file một để tìm ra tập tin mình cần.
Quá trình tìm kiếm tập tin trên Internet thật khó khăn vì nó vừa tốn thời gian và đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn. Nhưng đó là thời gian trước khi một sinh viên tại McGill University, Montreal nghĩ rằng phải có cách nào đó dễ dàng hơn. (Đôi khi sự lười biếng là chính là động lực cho phát triển của xã hội). Vào năm 1990, Alan Emtage tạo ra công cụ tìm kiếm đầu tiên dùng trên Internet có tên gọi là Archie.
Archie không phải làm công cụ tìm kiếm mà bạn dùng ngày nay. Nhưng vào thời điểm đó, nó là một chương trình mang lại nhiều sự tiện lợi cho người dùng Internet. Tất nhiên khả năng của Archie không thể so sánh được với công cụ tìm kiếm ngày nay, nhưng khi ấy nó là lựa chọn chính cho việc tìm kiếm.
Vào năm 1991, một sinh viên khác tên là Mark McCahill tại Đại học Minnesota nghĩ rằng nếu bạn có thể tìm tập tin trên Internet, thì chắn chắn bạn cũng có thể tìm được những văn bản đơn giản trong tập tin. Bởi vì trước đó không có nhiều ứng dụng như thế nên anh ta đã tạo ra Gopher – một chương trình tìm kiếm văn bản đơn giản trong tài liệu. Chương trình sau đó đã trở thành trang web đầu tiên được xuất bản trên Internet.
Với việc tạo ra Gopher cần phải có một chương trình có thể tham chiếu trong các chỉ mục mà Gopher đã tạo ra, và vì thế Archie cuối cùng cũng đã quy trở lại. Veronica và Jughead đã được tạo ra để tìm kiếm tập tin lưu trữ trên Gopher Index System.
Về cơ bản cả hai chương trình hoạt động giống nhau, đều cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng từ khóa (keyword).
Từ đây, công cụ tìm kiếm như bạn biết bắt đầu hình thành và hoàn thiện. Công cụ tìm kiếm đầu tiên (giống công cụ tìm kiếm hiện nay) mãi cho đến năm 1993 mới xuất hiện. Nó được phát triển bời Matthew Gray và có tên gọi là Wandex. Wandex là một chương trình đầu tiên lập chỉ mục và tìm kiếm chỉ mục trang trên Website. Công nghệ đó là chương trình đầu tiên thu thập thông tin trang web (Web Crawl), và sau đó trở thành nền tảng cho tất cả các trình tìm kiếm thu thập thông tin (Search crawlers). Và từ đó, công cụ tìm kiếm đã được đưa vào phục vụ cho việc tìm kiếm của chúng ta. Từ năm 1993 đến năm 1998 các công cụ tìm kiểm chính có thể được kể đến như sau: Excite – 1993; Yahoo! – 1994; Web Crawler – 1994; Lycos – 1994; Infoseek – 1995; AltaVista – 1995; Inktomi – 1996; Ask Jeeves – 1997; Google – 1997; MSN Search – 1998;
Ngày nay công cụ tìm kiếm là những chương trình tinh vi, phức tạp, nhiều công cụ có thể giúp bạn tìm kiếm tất cả các loại tập tin, tài liệu có liên quan với nhau.

Công cụ tìm kiếm là gì?

       Công cụ tìm kiếm là gì?
Bạn đã biết khái niệm cơ bản về công cụ tìm kiếm rồi đúng không? Chỉ cần gõ một từ hoặc một cụm từ và ô tìm kiếm rồi nhấn nút Search. Đợi vài giây, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị cả ngàn (thậm chí là cả trăm ngàn) kết quả tìm kiếm. Sau khi công cụ tìm kiếm hiển thị các trang việc của bạn chỉ đơn giản là nhấn vào trang mà bạn mong muốn. Nhưng chính xác thì công cụ tìm kiếm là gì? Liệu nó chỉ là tìm kiếm và hiển thị kết quả?
Có một chút phức tạp ở đây. Trên máy chủ, công cụ tìm kiếm là một phần của phần mềm thu thập thông tin về các trang web. Thông tin thu thập được thường là các từ khóa hoặc các cụm từ trên toàn bộ trang trang web, URL của trang, mã tạo trang, các liên kết…Các thông tin sau khi thu thập được lập chỉ mục và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
Ở giao diện người dùng, khi chúng ta nhập một từ khóa hoặc một cụm từ vào ô tìm kiếm và nhấn nút Search, một thuật toán sẽ kiểm tra các thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ và lấy liên kết đến các trang web. Sau đó hiển thị các trang có các từ khóa, cụm từ phù hợp mà người dùng đã nhập.
Quá trình thu thập thông tin về một trang web được thực hiện bởi các con bọ tìm kiếm được gọi là crawler, spider hoặc robot. Trình tìm kiếm xem xét tất cả các URL trên trang web và thu thập các từ khóa, cụm từ trên mỗi trang sau đó lưu trữ các từ khóa, cụm từ đó vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ. Điều này cũng giống như việc bạn đọc một quyển sách vậy, trong khi đọc bạn sẽ để ý các từ mới, ghi nhớ nó và khi cần dùng bạn lại lôi nó ra để sử dụng.

Tìm hiểu về công cụ tìm kiếm

Bạn đã có một cái nhìn tương đối tổng quát về cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm rồi đúng không? Nhưng còn nhiều thứ mà chúng ta cần phải tìm hiểu vì công cụ tìm kiếm có rất nhiều phần. Để thành công trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chúng ta cần phải hiểu một công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào.

Giao diện truy vấn

Giao diện truy vấn
                                            Giao diện truy vấn của Google
Giao diện truy vấn là thứ rất quen thuộc khi bạn nghe nói đến khái niệm công cụ tìm kiếm. Giao diện truy vấn là trang mà người dùng sẽ nhập từ khóa và nhấn nút Search.
Ngày nay nhiều công cụ tìm kiếm trên web đã thêm nhiều nội dung được cá nhân hóa để lôi kéo, giữ chân người dùng. Có một số công cụ tìm kiếm có giao diện tùy biến để người dùng thêm các tính năng vào trang chủ, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu cá nhân.

Crawlers, spiders và robots

Giao diện truy vấn chỉ là một phần của công cụ tìm kiếm mà người dùng có thể nhìn thấy. Các phần khác của công cụ tìm kiếm người dùng không thể nhìn thấy được. Nhưng điều đó đối với chúng ta không quan trọng vì đối với người dùng mọi thứ càng đơn giản càng tốt. Trên thực tế, những thứ nằm trên máy chủ mới là thứ quan trọng nhất đối với một công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về SEO, tôi tin là bạn đã từng nghe nói về spiders, crawlers và robots. Những sinh vật nhỏ bé này thật chất chúng là những chương trình thu thập dữ liệu trên Web và lập chỉ mục sao cho chúng có thể tìm kiếm. Về cơ bản tất cả các chương trình crawlers, spiders và robots đều giống nhau. Chúng thu thập thông tin về mỗi trang và tất cả các URL của trang Web.
Các thông tin này sau khi thu thập sẽ được phân loại và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu. Khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin nào đó trên internet, công cụ tìm kiếm sẽ tham chiếu, truy vấn dữ liệu và trả kết quả, hiển thị trên giao diện người dùng.

Cơ sở dữ liệu (Database)

Tất cả các công cụ tìm kiếm đều có hoặc kết nối tới một hệ thống cơ sở dữ liệu, nơi mà dữ liệu về mỗi URL (thu thập bởi các crawler, spider và robots) trên Web được lưu trữ. Các cơ sở dữ liệu thường rất lớn và chứa rất nhiều URL. Dữ liệu được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau.

Thuật toán tìm kiếm

Tất cả các thành phần của công cụ tìm kiếm điều quan trọng nhưng thuật toán là một trong mắt xích quan trọng nhất giúp cho mọi thứ hoạt động trơn tru. Nó là nền tảng cho tất cả các công cụ tìm kiếm.
Về cơ bản, thuật toán là một thủ tục giải quyết vấn đề, đánh giá một số câu hỏi và trả lời kết quả cho các câu hỏi đó. Thuật toán của công cụ tìm kiếm sẽ tiếp nhận dữ liệu nhập vào (từ khóa hoặc cụm từ) sau đó truy vấn vào cơ sở dữ liệu có chứa các từ khóa, cụm từ đã được phân loại, các URL mà từ khóa, cụm từ đó có liên quan sau đó trả về các trang có chứa các từ khóa, cụm từ được tìm kiếm, thậm chí là trong phần thân của trang hoặc trong một URL trỏ đến trang.
Thuật toán tìm kiếm của mỗi công cụ tìm kiếm là khác nhau. Vì vậy bạn không nên ngạc nhiên khi tìm kiếm cùng một từ khóa, một cụm từ nhưng các công cụ tìm kiếm lại trả về kết quả khác nhau. Một số thuật toán tìm kiếm phổ biến là: List search, Tree search, SQL search, Informed search, Adversarial search, Constraint satisfaction search.
Chỉ có một vài thuật toán tìm kiếm được dùng khi tạo ra công cụ tìm kiếm. Và thường thì có nhiều hơn hai thuật toán được dùng cho các trường hợp khác nhau. Chìa khóa để tối đa hóa kết quả tìm kiếm là hiểu về cách thức mỗi công cụ tìm kiếm nhắm đến.
Chỉ khi nào hiểu được điều này bạn  mới có thể tối đa hóa từ khóa, cụm từ để đáp ứng các yêu cầu của công cụ tìm kiếm.

Truy tìm và xếp hạng

Truy tìm và xếp hạng
Truy tìm và xếp hạng
Đối với công cụ tìm kiếm web, việc truy xuất dữ liệu là quá trình kết hợp giữa việc thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và thuật toán tìm kiếm. Ba thành phần trên phối với chặt chẽ với nhau trong việc tìm kiếm từ, cụm từ mà người dùng nhập vào giao diện truy vấn.
Những trang web được tối ưu hóa tốt nhất sẽ được hiển thị trên bảng xếp hạng đầu tiên của công cụ tìm kiếm. Thứ hạng là thứ mà bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả sự kiên nhẫn để đạt được. Thứ hạng sẽ giúp cho trang web của bạn được nhiều người nhìn thấy, truy cập, giảm chi phí quảng cáo. Nhưng để đạt được điều đó không hề dễ dang.
Công việc của chúng ta là hiểu cách hoạt động của công cụ tìm kiếm sau đó điều chỉnh website của mình đáp ứng với yêu cầu đó. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng việc thu thập thông tin và xếp hạng là hai công đoạn khác nhau, nhưng thực sự ra là một phần của thuật toán.
Thứ hạng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc SEO. Chúng ta cùng tìm hiểu xem những tiêu chí nào ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Tuy nhiên cần lưu ý đối với các công cụ tìm kiếm khác nhau thì các tiêu chí xếp hạng cũng khác nhau. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trang của bạn:
  • Vị trí từ khóa: Vị trí của từ khóa, cụm từ xuất hiện trong thẻ tiêu đề sẽ được xếp hạng cao hơn so với vị trí từ khóa, cụm từ xuất hiện ở các vị trí khác của trang web.
  • Tần suất xuất hiện của từ khóa: Tần suất xuất hiện của từ khóa cũng có ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn. Ví dụ bạn tìm kiếm tài liệu để học SEO chẳng hạn. Nếu một bài viết có 5 từ khóa SEO sẽ được xếp hạng cao hơn một bài viết chỉ có 01 từ khóa SEO. Nhưng tôi khuyên bạn không nên lạm dụng để nhồi nhét từ khóa vào bài viết để tăng thứ hạng. Vì các công cụ tìm kiếm hiện nay đủ thông minh để nhận ra bạn đang spam từ khóa. Và kết quả là trang của bạn sẽ bị loại ra khỏi bản xếp hạng.
  • Các liên kết: Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng đó là các liên kết: liên kết từ ngoài vào trang của bạn (backlink), liên kết từ trang của bạn ra ngoài (outlink) và liên kết nội bộ trong website của bạn (internal link)
  • Số lần nhấp chuột vào liên kết trang của bạn: Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến thứ hạng trang của bạn là số lần người dùng nhấp vào liên kết hiển thị trên bảng xếp hạng. Bởi vì công cụ tìm kiếm không thể theo dõi lưu lượng truy cập của tất cả các trang web nên chúng sẽ theo dõi số lần người dùng nhấp chuột vào bảng xếp hạng. Thứ hạng sau đó sẽ được định vị lại trong tương lai dựa trên sự tương tác này của người dùng.

 Đặc điểm của tìm kiếm

Hiểu được công cụ tìm kiếm hoạt động thế nào sẽ giúp bạn hiểu được làm thế nào để trang của bạn có thứ hạng cao, tuy nhiên làm thế nào để trang của bạn được tìm thấy lại là một việc khác. Mỗi người chúng ta ai cũng có một thói quen, cách nghĩ khác nhau. Do đó khi tìm kiếm cũng về nội dung đó nhưng từ khóa, cụm từ mỗi người nhập vào cũng sẽ khác nhau. Đặc điểm tìm kiếm cho ta biết cách mà mỗi người tìm kiếm trên internet. Sự đa dạng trong việc tìm kiếm của người dùng là mảnh đất màu mỡ cho việc nhắm tới mục tiêu SEO. Và nếu bạn hiểu rõ cách thứ và lý do người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm, cách thức công cụ tìm kiếm hoạt động sẽ giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa tìm kiếm cho trang của mình

Phân loại các công cụ tìm kiếm

Với sự hiểu biết tường tận cách các công cụ tìm kiếm hoạt động và cách người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm bạn có thể tập trung vào một số thông tin chi tiết hơn về các công cụ tìm kiếm nay. Công cụ tìm kiếm được chia làm 03 loại khác nhau: primary (chính), secondary (thứ cấp) và (targeted) nhắm mục tiêu.

Công cụ tìm kiếm chính (Primary Search Engine)

Công cụ tìm kiếm chính là loại mà bạn nghĩ đến và sử dụng nhiều nhất như google, bing…Các công cụ tìm kiếm chính sẽ tạo ra phần lớn lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, vì thế nó là trọng tâm chính trong nỗ lực SEO của bạn. Mỗi công cụ tìm kiếm chính khác nhau một chút so với các công cụ tìm kiếm khác.
Sự khác biệt giữa các công cụ tìm kiếm là thuật toán được sử dụng để tạo ra nó. Hầu hết các công cụ tìm kiếm chính không chỉ là công cụ tìm kiếm. Nó có thêm các tính năng bổ sung như email, bản đồ, tin tức và các loại ứng dụng khác phục vụ cho công việc và giải trí. Các yếu tố này được thêm vào sau khi trình tìm kiếm được thiết lập như một cách để lôi kéo người dùng. Mặc dù những tính năng này không thay đổi cách thức tìm kiếm của người dùng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ tìm kiếm của họ.

Công cụ tìm kiếm thứ cấp (Secondary Search Engine)

Công cụ tìm kiếm thứ cấp nhắm đến các đối tượng nhỏ hơn, cụ thể hơn. Tuy chúng không tạo ra lưu lượng truy cập lớn như các công cụ chính nhưng chúng hữu ích cho các tìm kiếm theo vùng và thu hẹp phạm vi. Ví dụ công cụ tìm kiếm thứ cấp như: Ask.com, Lycos, Miva, Looksmart…
Giống như công cụ tìm kiếm chính, Công cụ tìm kiếm thứ cấp sẽ thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm. Một số dựa vào các từ khóa, trong khí một số khác sẽ dựa vào liên kết.
Công cụ tìm kiếm thứ cấp nên được nằm trong kế hoạch SEO của bạn. Mặc dù nó không tạo được lưu lượng truy cập lớn như công cụ tìm kiếm chính nhưng chúng vẫn sẽ tạo ra lưu lượng truy cập có giá trị cho bạn. Nhiều người vẫn dùng công cụ tìm kiếm thứ cấp vì họ là người dùng trung thành với công cụ tìm kiếm cụ thể nào đó. Ví dụ nhiều người sử dụng AOL trong quá khứ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng nó vì họ cảm thấy thoải mái và quen thuộc.

Công cụ tìm kiếm nhắm mục tiêu

Còn được gọi là các công cụ tìm kiếm theo chủ đề – là những công cụ tìm kiếm cụ thể nhất. Các công cụ tìm kiếm này thường tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó như khoa học, du lịch, y tế, thể thao…Ví dụ về các công cụ tìm kiếm nhắm mục tiêu như: CitySearch, Yahoo!Travel và MusicSearch. Và cũng giống như các loại công cụ tìm kiếm khác, thứ hạng trang của bạn sẽ thay đổi.
Xin xem xét dùng công cụ tìm kiếm nhắm mục tiêu cho mục đích SEO, hãy nhớ rằng công cụ tìm kiếm này tập trung vào một chủ đề hẹp hơn nhiều so với công cụ tìm kiếm chính và thứ cấp. Tìm kiếm nhắm mục tiêu có liên quan đến chủ đề cụ thể của bạn như thú cưng, thể thao, địa điểm…
Để công cụ tìm kiếm thân thiện với trang của bạn
Tất cả các thông tin về công cụ tìm kiếm chỉ có một mục đích đó là để cho bạn biết cách thức nó hoạt động và để bạn bắt chúng phải làm việc cho mình. Trong các bài tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các chiến lược khác nhau để tối ưu hóa trang web của bạn để nó có thể xuất hiện trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Nhưng để làm được điều đó bạn phải biết cách bắt công cụ tìm kiếm làm việc cho mình.
SEO về cơ bản là một nghệ thuật mà bạn ở đó bạn phải thiết kế trang web của bạn để công cụ tìm kiếm trở nên thân thiện với trang của bạn. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố trên trang web của bạn được tạo ra với mục tiêu đạt được thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm. Những yếu tố đó bao gồm:
  • Các trang vào và ra
  • Tiêu đề của trang
  • Nội dung trang web
  • Hình ảnh
  • Cấu trúc trang
Ngoài các yếu tố trên, bạn cũng cần xem xét đến những yếu tố khác như: từ khóa, liên kết, HTML và thể meta. Ngay cả sau khi bạn đã có tất các các yếu tố để công cụ tìm kiếm thân thiện với trang của bạn, bạn vẫn còn có nhiều vấn đề khác cần phải xem xét. Ví dụ: bạn có thể có tất cả các yếu tốt thiết kế đúng trong các trang web của bạn nhưng vẫn có một thứ hạng thấp. Các yếu tố như chiến dịch quảng cáo và tần số cập nhật cũng ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực SEO.
Điều này có nghĩa là bạn không nên chỉ dựa vào 01 yếu tố nào đó khi SEO. Thay vào đó SEO là một chiến lược dựa trên tất cả các yếu tố có liên quan. Và đó là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ cho đến khi nào trang web của bạn ngừng hoạt động.
Nếu như website của bạn là một sinh mệnh thì SEO là sự sống, là hơi thở. Và trang web của bạn có lớn lên hay không là nhờ vào lưu lượng truy cập, và nó là mục tiêu liên tục, lâu dài. Trang của bạn sẽ chết nếu không được SEO, cũng như người ta sẽ chết khi ngừng thở.
Công cụ tìm kiếm thay đổi liên tục các thuật toán của nó. Vì vậy các phương pháp và chiến lược SEO cũng phải thay đổi theo. Rất khó khăn nhưng chúng ta sẽ có thể làm tốt nếu chúng ta đầu tư một cách nghiêm túc.

Các thao tác với công cụ tìm kiếm

Một vấn đề nữa tôi muốn gửi đến các bạn trước khi bước sang bài viết mới. SEO là cách thao tác với công cụ tìm kiếm đến một mức độ nào đó. Suy cho cùng SEO là để phục vụ cho người đọc. Cách SEO tốt nhất, hiệu quả nhất, lâu dài nhất đó chính là xây dựng nội dung trang chất lượng, hấp dẫn, thu hút người đọc. Bạn có thể dùng các mánh khóe, thủ thuật để tăng thứ hạng của trang nhưng bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro khi trang của bạn bị loại khỏi bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Điều đó đã xảy ra.
Vậy chính xác đâu là những điều bạn nên và không nên làm? Tôi sẽ liệt kê dưới đây cho các bạn xem và áp dụng khi SEO
Bạn nên làm:
  • Tạo trang web chứa thẻ meta, nội dung, hình ảnh và từ khóa giúp bạn cải thiện thứ hạn.
  • Dùng từ khóa một cách tự do trên trang web của bạn, miễn là chúng được sử dụng trong những ngữ cảnh chính xác của một chủ đề, nội dung nào đó.
  • Tạo liên kết từ các trang của bạn bè miễn là các liên kết đó hợp pháp và có liên quan đến website của bạn.
  • Tăng lưu lượng truy cập bằng nhiều cách như quảng cáo từ khóa, backlink, và chiến lược tiếp thị.
Bạn không nên
  • Nhúng các từ khóa ẩn vào trang web của bạn. Đây là cách làm khiến bạn bị các công cụ tìm kiếm loại ra khỏi bảng xếp hạng.
  • Tự tạo liên kết tới trang của bạn từ các trong không liên quan với mục đích tăng hạng. Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều có một cơ chế tích hợp để phát hiện hành vi lừa đảo này.
  • Tự tạo ra lưu lượng truy cập vào trang của bạn để nó được phổ biến hơn. Một lần nữa các công cụ tìm kiếm có những biện pháp để ngăn chặn điều này xảy ra. Và nếu bạn thực hiện hành động này, bạn sẽ bị đưa vào danh sách cấm cửa của các công cụ tìm kiếm.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về SEO. Có rất nhiều thứ mà bạn sẽ được khám phá ở bài tiếp theo. Và điều tôi muốn nhắc cho bạn thêm lần nữa đó là SEO là để phục vụ người đọc chứ không phải SEO cho công cụ tìm kiếm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến cuối cùng vì nó rất dài. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên like và share! Hẹn các bạn trong bài viết tiếp theo.
Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.