Hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho WordPress

Bạn có muốn cài đặt Google Analytics cho WordPress? Biết được độc giả tương tác với trang web của bạn như thế nào là một trong những yếu tố cốt lỗi quyết định thành công của bạn. Cách tốt nhất để hiểu độc giả của bạn là thông qua các số liệu thống kê lưu lượng truy cập. Google Analytics là một công cụ phân tích Website rất đáng tin cậy được cung cấp miễn phí bởi Google. Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những Webmaster và những người làm SEO khi muốn thống kê những thông tin về website của mình.


Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn vì sao Google Analytics lại quan trọng và cách từng bước cài đặt Google Analytics cho WordPress.

Google Analystics là gì?

Google Analystics là dịch vụ theo dõi website miễn phí của Google. Nó cho chúng ta biết lưu lượng truy cập, chuyển đổi, thói quen của người dùng, và nhiều thứ khác nữa. Đây là dịch vụ theo dõi website phổ biến nhất hiện nay.

Google Analystics cho bạn biết lưu lượng truy cập mà trang web của bạn nhận được, nó đến từ đâu và cách người dùng tương tác khi họ ghé thăm trang của bạn.

Bạn cũng có thể dễ dàng trích xuất dữ liệu ra nhiều định dạng khác nhau để xem và nghiên cứu.

Tại sao Google Analytics lại quan trọng?

Bất kỳ ai khi xây dựng một blog/website cũng đều có một mục đích riêng. Mục tiêu đó có thể là thoả mãn niềm đam mê, xây dựng một doanh nghiệp nhỏ trực tuyến, tạo một không gian để kết nối bạn bè….

Cho dù lý do đó là gì đi nữa thì việc hiểu độc giả của bạn là vô cùng quan trọng. Khi độc giả ghé thăm trang của bạn, bạn cần biết họ đến từ đâu? Nội dung nào trên trang của bạn mà họ cảm thấy thích thú. Nếu không có những thông tin này bạn sẽ không có phương hướng để xây dựng chiến lược, kế hoạch cho mục tiêu của mình.

Và một trong những đặc điểm tốt nhất của Google Analystics là giá cả. Thậm chí ngay cả khi bạn không mấy quan tâm đến việc theo dõi lưu lượng truy cập, cách thức mà độc giả tương tác trên trang của bạn đi nữa thì nó vẫn âm thầm làm việc này cho bạn. Quan trọng là tất cả đều miễn phí!

Ai biết được một ngày nào đó bạn vô tình xem lại dữ liệu phân tích và nhận ra rằng độc giả thường xuyên truy cập vào những nội dung mà bạn ít đầu tư. Điều đó dẫn đến những ý tưởng mới để đáp ứng cho nhu cầu của độc giả khi họ truy cập vào trang của bạn.

Google Analytics hoạt động như thế nào?

Google Analytics hoạt động bằng cách thêm một mã JavaScript vào trang web của bạn để thu thập thông tin và cách thức hoạt động của trang. Khi ai đó truy cập vào website của bạn, các mã JavaScript này sẽ gắn thẻ bằng mã theo dõi và phiên làm việc của họ.

Mã theo dõi phải nằm trên tất cả các trang trên website của bạn. Điều này đảm bảo rằng quá trình theo dõi có thể diễn ra khi người dùng duyệt qua tất cả các trang.

Các thông tin hữu ích mà mã theo dõi sẽ cung cấp cho bạn bao gồm:

Độc giả của bạn là những ai?

Trước khi trả lời và phân tích câu hỏi này chúng ta cần phải biết những thông tin cơ bản về độc giả như: Vị trí địa lý, họ dùngtrình duyệt gì? Trình duyệt họ dùng có hỗ trợ Flash, JavaScript hay không, họ sử dụng loại ngôn ngữ nào. Và nhiều thứ khác nữa.

Các dữ liệu này rất hữu ích và nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy có gắng tuỳ chỉnh để tương thích với độc giả của bạn. Ví dụ như đa số độc giả của bạn không sử dụng Flash, bạn không nên đưa Flash vào trang web của mình. Hoặc trang của bạn phải thiết kế sao cho tương thích với tất cả độ phân giải của độc giả từ màn hình máy tính cho đến máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Độc giả làm gì khi truy cập vào trang của bạn?

Bạn có thể theo dõi vị trí mà độc giả ghé thăm. Họ ở lại bao lâu vào lần truy cập đầu tiên? Tỷ lệ rời đi là bao nhiêu %. Họ thích đọc nội dung nào nhất trên trang của bạn….

Khi nào độc giả ghé thăm trang của bạn?

Biết được thời gian nào số lượng độc giả ghé thăm trang của bạn nhiều nhất bạn có thể chọn thời điểm thích hợp để xuất bản bài viết mới. Nếu thời gian đó không phù hợp với công việc của bạn, bạn hãy cố gắng lập kế hoạch, điều chỉnh sao cho phù hợp.

Làm thế nào để độc giả tìm thấy trang của bạn?

Phân tích này cho bạn biết cách độc giả tìm thấy trang của bạn. Ví dụ như: Từ các công cụ tìm kiếm, từ các liên kết bạn chia sẽ trên mạng xã hội, từ các liên kết được giới thiệu bởi các trang web khác…

Nó cũng phân tích cho bạn thấy tỷ lệ độc giả đến từ các nguồn này. Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn bảng phân tích dữ liệu của từng nguồn. Nếu các nguồn truy cập đó đến từ các công cụ tìm kiếm, nó sẽ hiển thị kết quả cho công cụ tìm kiếm nào có lưu lượng truy cập lớn nhất như Google, Bing…

Việc biết được lưu lượng truy cập đến từ đâu sẽ giúp bạn có chiến lược, kế hoạch tập trung, đầu tư thời gian và công sức vào nguồn truy cập đó. Ví dụ: Nếu lưu lượng truy cập của bạn đến từ Facebook là nhiều nhất thì bạn cần phải đầu tư xây dựng nội dung độc quyền trên Facebook để độc giả từ các trang khác cảm thấy nó đặc biệt.

Nếu lưu lượng truy cập trên trang của bạn đến từ một blog/website nào đó thì bạn nên xem xét, cân nhắc đến việc trở thành đối tác để trao đổi liên kết. Bạn đặt liên kết của họ trên trang của mình và ngược lại.

Độc giả tương tác với nội dung của bạn như thế nào?

Google Analytics sẽ cho bạn biết cách thức mà độc giả tương tác với nội dung bài viết trên trang của bạn. Nó cho bạn biết tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào bài viết nào đó trên trang của bạn.

Bạn có thể dùng A/B Split Testing để tạo nội dung thử nghiệm trong Google Analystics. Nó sẽ so sánh và giúp bạn xác định đâu là nội dung tốt nhất mà độc giả thích thú trên trang của bạn.

Bằng cách xem cách độc giả tương tác trên trang của mình, bạn sẽ có thể xây dựng nội dung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Và nó cũng giúp cho bạn xây dựng một chiến lược thích hợp, loại bỏ các chiến lược kém hiệu quả để tiết kiệm thời gian và công sức.

Cài đặt Google Analystics cho WordPress

Bước 1: Tạo một tài khoản

Việc đầu tiên bạn cần phải làm trước khi thêm Google Analystics cho website của bạn là tạo một tài khoản Google. Nếu bạn chưa có tài khoản hãy vào đây để đăng ký.

Nếu bạn đã có tài khoản Gmail, bạn có thể dùng nó để đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản Gmail, hãy đăng ký cho mình một tài khoản.

Sau khi đã có tài khoản bạn truy cập vào trang https://analytics.google.com để đăng nhập.


Bạn sẽ thấy một màn hình hướng dẫn cho bạn cách đăng ký cho Google Analystics. Làm theo các bước hướng dẫn để cài đặt cho tài khoản Google Analystics của mình.

Ở màn hình tiếp theo, bạn sẽ phải lựa chọn giữa Trang web và Ứng dụng trên thiết bị di động. Bạn chọn Trang web và điền đầy đủ các thông tin vào các trường. Sau đó nhấn vào nút Nhận ID theo dõi (Get Tracking ID). Bạn sẽ thấy các điều khoản và dịch vụ của Google Analystics. Nhấp vào nút I Agree để đồng ý với các điều khoản và dịch vụ của Google Analystics.
Lúc này mã theo dõi Google Analystics của bạn sẽ được hiển thị. Bạn hãy copy mã theo dõi vì bạn sẽ cần nhập nó vào trang web WordPress của mình.

Bước 2: Cài đặt Google Analystics cho WordPress

Có nhiều cách để cài đặt Google Analystics cho WordPress. Tôi sẽ chia sẽ 03 cách khác nhau từ đơn giản đến phức tạp để bạn có thể lựa chọn cách thức mà mình muốn.

Cách 1: Dùng plugin MonsterInsights

Có hàng trăm plugin Google Analystics cho WordPress. Một số cho phép bạn theo dõi nhiều phần tử trên trang hơn, một số cài đặt và thiết lập dễ dàng, một số thì cung cấp dữ liệu phân tích trong bảng điều khiển WordPress của bạn. Trong đó MonsterInsights là plugin Google Analystics phổ biến nhất với hơn 1 triệu website sử dụng.

Tôi sẽ chia sẽ cho bạn cách dùng MonsterInsights (tên gọi trước đây là Yoast Google Analytics) để cài đặt Google Analystics cho WordPress. Đây là một plugin mạnh mẽ, dễ cấu hình, và có thể theo dõi lưu lượng truy cập trên trang của bạn ngay lập tức.

MonsterInsights có hai phiên bản là miễn phí và trả phí. Trong bài viết này tôi sử dụng phiên bản miễn phí để minh hoạ cho bài viết của mình.

Nếu tài chính cho phép bạn có thể sử dụng phiên bản MonsterInsights Pro để sử dụng các tính năng cao cấp như: theo dõi Ecommerce, theo dõi Quảng cáo,…Cách cài đặt và sử dụng về cơ bản cũng tương tự như bản miễn phí.

Việc đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin MonsterInsights. Nếu bạn chưa biết cách cài đặt plugin hãy xem bài viết y để biết cách cài đặt.

Sau khi cài đặt xong bạn sẽ thấy một menu có tên là Insights được thêm vào trình đơn quản trị WordPress. Bạn cần vào Instight » Settings để cấu hình cho plugin.
Ở màn hình này bạn cần nhấp vào nút “Authenticate with your Google account” để liên kết Google Analystics với trang web WordPress của bạn.
Sau khi nhấn vào nút “Authenticate with your Google account” một cửa sổ nhỏ sẽ hiện lên để bạn xác thực tài khoản Google Analystics.
Nhấp nút Next để tiếp tục. Một cửa sổ khác sẽ hiện ra, bạn nhấp vào nút “Click to get Google code” để lấy mã.

Thao tác này sẽ đưa bạn đến một cửa sổ mới với yêu cầu cho phép MonsterInsights truy cập và dữ liệu Google Analystics của bạn. Nhấp vào Allow để cho phép.

Một cửa sổ mới sẽ hiện ra với mã xác thực. Bạn sao chép mã này để dán vào ô Paste Google Code here. Sau khi dán mã xác thực xong bạn nhấp vào nút Next.

Cuối cùng bạn chọn trang web mà bạn muốn theo dõi, sau đó nhấp vào nút Next để tiếp tục.

Một thông báo cài đặt thành công Google Analystics cho WordPress sẽ hiện ra.

Tính năng hay nhất của MonsterInsights là bạn có thể xem báo cáo Google Analystics bên trong bảng điều khiển WordPress của mình. Bạn chỉ cần vào trang Insights » Report để kiểm tra tổng quan về dữ liệu đượcc phân tích trên trang của mình.
Bạn cũng có thể vào Tab Tracking để tuỳ chỉnh cài đặt theo dõi theo nhu cầu của bạn:

Cách 2: Dùng plugin Insert Headers and Footers

Cách này không hay bằng cách dùng MonsterInsights, bởi vì bạn không thể cấu hình theo dõi nâng cao. Và bạn cũng không thể xem báo cáo, phân tích, thống kê dữ liệu Google Analystics trong bảng điều khiển WordPress của mình.

Đầu tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers. Sau khi kích hoạt bạn vào trang Settings » Insert Headers and Footers để dán mã theo dõi vào header. Đừng quên nhấn nút Save Changes để lưu lại.

Cách 3: Cài đặt Google Analytics trong WordPress Themes

Đây là cách cài đặt Google Analystics nâng cao chỉ dành cho những người dùng có kiến thức về code. Cách làm này không đảm bảo tính bền vững vì khi bạn thay đổi hoặc cập nhật Themes nó có thể sẽ biến mất. Tôi không khuyến khích bạn sử dụng cách này.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn bạn thêm mã lệnh vào tập tin WordPress, cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần bạn làm theo đúng như hướng dẫn mọi thứ sẽ ổn thôi.

Thêm mã vào tập tin header.php

Bạn chỉ cần sao chép mã theo dõi và dán nó vào sau thẻ <body> trong tập tin header.php và lưu lại là xong.
Thêm mã vào tập tin functions
Bạn cũng có thể thêm mã theo dõi của Google Analytics vào tập tin functions. Nó sẽ tự động thêm mã vào tất cả các trang trên website của bạn.
Bạn thêm đoạn mã dưới đây vào tập tin functions.php trong WordPress Themes của bạn
<?php add_action('wp_head','thanh1986t_add_googleanalytics'); 
 function thanh1986t_add_googleanalytics() { ?>
//Dán mã theo dõi Google Analytics của bạn ở đây
<?php } ?>

Xem báo cáo của trang web trên Google Analytics

Google Analytics có thể hiển thị tất cả những dữ liệu quý giá từ lúc bạn mới bắt đầu blog/website của mình. Bạn có thể xem các dữ liệu đó bằng cách đăng nhập vào Google Analytics và nhấp vào thẻ Reports.

Bạn sẽ thấy các báo cáo tích hợp ở cột bên trái. Mỗi phần sẽ chia thành các tab khác nhau. Và khi nhấp vào các tab đó, nó sẽ mở rộng ra nhiều tuỳ chọn hơn.

  • Tab Audience: Hiển thị tất cả các báo cáo giúp bạn hiểu độc giả của mình.
  • Acquisition: Báo cáo vị trí mà độc giả của bạn đến.
  • Behavior: Báo cáo các thói quen của độc giả khi họ ghé thăm trang của bạn.
  • Conversion: Báo cáo cho bạn biết bạn đã làm tốt như thế nào so với mục tiêu mình đề ra.
Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách cài đặt Google Analytics cho WordPress.
Nếu bạn thấy bài viết Hướng dẫn cài đặt Google Analytics này hữu ích đừng quên Like và Share.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics trong WordPress

Thẻ

Post a Comment

[facebook][blogger]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.